PHẦN VI:
CÁC CHẾ ĐỘ VIỆT NAM ĐỐI VỚI PGHH
CHƯƠNG
14: PGHH DƯỚI CHẾ ĐỘ VIỆT NAM CÔNG HOÀ 1956-1963
1 - Chánh
Sách Của Chế Độ Đối Với PGHH
Năm 1956
được xem là năm chấm dứt giai đoạn quân sự hóa của Phật Giáo Hòa Hảo sau khi lực
lượng của Tướng Trần Văn Soái về hợp tác với chánh phủ Ngô Đình Diệm, và sau
khi Tướng Lê Quang Vinh bị bắt ngày 13-4-1956.
Tướng Trần Văn Soái bị đưa đi biệt xứ tại Đà Lạt và Tướng Lê Quang Vinh bị hành
quyết ngày 13-7-1956 tại Cần Thơ. Võ khí thâu nạp vào quân đội quốc gia, binh
sĩ một phần gia nhập quân đội quốc gia, một phần giải ngũ. Chỉ còn một vài đơn
vị nhỏ của Dân Xã Đảng không chịu về hợp tác, tiếp tục ở bưng biền kháng chiến,
tại biên giới Việt Miên, duy trì đường lối chống chánh phủ Ngô Đình Diệm cho đến
khi chế độ này bị lật đổ (1-11-1963).
Từ thời điểm 1956, Phật Giáo Hòa Hảo bước vào một giai đoạn mới, gọi là “nằm im
chịu đựng”, dù không biểu lộ thái độ hay có hành động chống đối ra mặt, nhưng
rõ ràng là bất hợp tác với chế độ Ngô Đình Diệm.
CHÁNH SÁCH CỦA CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI PHẬT GIÁO HÒA HẢO
Mặc dù ông Ngô Đình Diệm và phụ tá của ông là Phó tổng thống Nguyễn Ngọc Thơ cố
gắng phân tách rằng chánh phủ chỉ đối phó với các lực lượng võ trang, chớ không
đàn áp tôn giáo Phật Giáo Hòa Hảo, nhưng chánh phủ cũng vẫn không thâu phục được
nhân tâm khối Phật Giáo Hòa Hảo. Trên thực tế, không có những vụ bắn giết hàng
loạt như Việt Minh đã làm đối với Phật Giáo Hòa Hảo năm 1945, 1947, nhưng trong
lòng người tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo, chế độ Ngô Đình Diệm cũng là một chế độ độc
tài uy hiếp họ.
Khẩu hiệu “chống độc tài bất cứ hình thức nào” là khẩu hiệu quen thuộc của các
tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo đã nêu ngay từ 1945. Đối với họ, Việt Minh là độc tài
Đảng trị, lấy Đảng trị nước, và bây giờ là chế độ gia đình trị, lấy gia đình và
tôn giáo cai trị nước.
Dù chưa phải chịu các cực hình khủng bố ác liệt, giết chóc, nhưng tín đồ Phật
Giáo Hòa Hảo đã cảm thấy bị uy hiếp, đàn áp về tinh thần, bị miệt thị, bị đẩy
vào vị trí thất thế trong một chế độ mà họ không còn phương tiện để đối phó.
Trước kia, nếu bị ức hiếp, họ tự động đoàn ngũ hóa, tập võ nghệ hay cầm võ khí
để chống lại, như đã từng chống lại Pháp và Việt Minh. Nhưng bây giờ, dưới chế
độ Ngô Đình Diệm, họ không thể dùng võ khí để chống lại, mà đành phải ép mình
chịu đựng. Với tâm trạng bị dồn nén đó, họ không thể có thiện cảm với chế độ,
và mọi nỗ lực của phía chánh phủ để tranh thủ cảm tình của khối Phật Giáo Hòa Hảo
cũng không có kết quả bao nhiêu.
Bản chất Bảo thủ và nghi ngại của giới nông dân lại thêm mặc cảm tôn giáo (tự
xem mình bị kỳ thị bởi Chánh phủ mà thế lực Thiên Chúa Giáo bao trùm) tạo ra bức
tường ngăn cách và thái độ lạnh lùng. Đây không phải là thái độ sợ hãi uy lực của
chánh quyền, mà chính là thái độ thụ động chống đối, tẩy chay chế độ. Không
thích thì không chơi.
Những phần tử ở cấp lãnh đạo Phật Giáo Hòa Hảo, ngoài mặc cảm chung của đoàn thể
đối với chế độ, còn tiên đoán rằng dưới chế độ Ngô Đình Diệm dòng sinh lực Phật
Giáo Hòa Hảo sẽ bị kềm hãm tuy không thể bị bóp nghẹt nhưng cũng không thể phát
triển được. Nói theo ngôn ngữ tôn giáo, đây là thời kỳ pháp nạn mà Phật Giáo
Hòa Hảo phải chịu đựng, khá lâu dài.
Phương thức chịu đựng của Phật Giáo Hòa Hảo ở giai đoạn này là phương pháp
“chân không”, tạo ra một tình huống trống rỗng, không tổ chức, không giáo hội,
không lãnh đạo, không sinh hoạt. Trong thời kỳ quân sự hóa, ngoài hệ thống quân
sự, còn có hệ thống Ban Trị sự Phật Giáo Hòa Hảo lo giáo sự, hướng dẫn tín đồ
trong phạm vi tu hành, sinh hoạt tín ngưỡng và xã hội. Về mặt chính trị, có hệ
thống Việt Nam Dân Chủ Xã Hội Đảng. Ông Ngô Đình Diệm đã dẹp tan hệ thống quân
sự. Hệ thống Dân Xã Đảng cũng bị khủng bố, loại khỏi sinh hoạt chính trị dưới
thời Đệ nhất Cộng Hòa. Hệ thống Ban Trị Sự tuy chính thức không bị cấm hoạt động,
cũng tự động ngưng sinh hoạt. Đây là một tình huống khá đặc biệt mà Phật Giáo
Hòa Hảo đã áp dụng để đề kháng một chế độ đang có thế mạnh. Bởi vì Phật Giáo
Hòa Hảo không có tổ chức giáo quyền, cũng không có giáo hội, chánh quyền phải đối
phó trực tiếp với hai triệu tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo. Vì không có cơ cấu hay cá
nhân nào chính thức thay mặt khối tín đồ này để giao thiệp với chánh quyền, để
lãnh trách nhiệm với chánh quyền, để truyền đạt phổ biến chánh sách của chánh
quyền. Đó là một tình trạng chân không. Cũng không có các sinh hoạt chính thức,
mặc dầu các tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo vẫn hàng ngày hành đạo, hai ba lần sớm chiều
cúng lạy trước bàn thờ Tam Bảo và Tổ tiên, vẫn ăn chay lạt theo quy luật, vẫn
hàng năm cử hành đại lễ 18-5 kỷ niệm ngày khai sáng nền đạo Phật Giáo Hòa Hảo,
bằng các hình thức tự nguyện tụ tập về Thánh địa hành lễ... Đoàn thể không có
thái độ chính trị đối với chánh quyền, các cá nhân tín đồ có thể tự lấy thái độ
chính trị của mình mà nhận lấy các trách niệm riêng mình về quyết định chánh trị
đó.
Về thái độ chánh trị, cần ghi nhận một điểm rất quan trọng, là mặc dù chống
chính quyền Ngô Đình Diệm, nhưng Phật Giáo Hòa Hảo vẫn không vì thế mà hợp tác
với Việt Minh, vẫn giữ thái độ chính trị chống Cộng Sản. Không còn võ khí để chống
Cộng tại chiến trường nữa, Phật Giáo Hòa Hảo ngày nay vẫn chống bằng tinh thần
cả chế độ Ngô Đình Diệm và Việt Minh. Nhưng có sự phân biệt: chế độ Diệm là người
hàng xóm xấu, còn Việt Minh là kẻ địch.
Những sĩ quan quân đội quốc gia đã cảm nhận thái độ đó của các tín đồ Phật Giáo
Hòa Hảo khi họ đi hành quân. Đến một vùng mà dân cư là tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo,
họ không phải đề phòng sau lưng, chỉ cần lo đề phòng Việt Cộng trước mặt. Họ biết
rằng tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo không hợp tác với họ, nhưng không đánh họ, không
hại họ, không đâm sau lưng họ. Người sĩ quan quân đội quốc gia cảm thấy không cần
phải e ngại dân chúng Hòa Hảo như họ phải cảnh giác đối với dân sống trong vùng
lãnh thổ trước kia do Việt Minh kiểm soát.
Một số sĩ quan quân đội quốc gia cũng cho biết rằng khi hành quân vào một khu vực
có tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo, nếu trong hàng ngũ quân đội quốc gia có một số
binh sĩ gốc tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo, thì họ được sự giúp đỡ của tín đồ Phật
Giáo Hòa Hảo tại đó, bằng cách kín đáo cho các tin tức về Việt Cộng. Đó là thái
độ đặc biệt và tự nhiên của người tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo, chỉ tin nơi đồng đạo
của mình, chỉ hợp tác với đồng đạo của mình. Có nhiều trường hợp đã xảy ra
trong các cuộc hành quân, chỉ cần một ngón tay chỉ hướng kín đáo, hay một liếc
mắt, một tiếng tằng hắng của tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo sống tại địa phương đó,
là đoàn hành quân khám phá được các hầm bí mật chôn võ khí hay ẩn núp của Việt
Cộng. Tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo phải kín đáo, vì họ phải đề phòng sau khi đoàn
quân đi rồi, họ sẽ bị Cộng Sản trả thù. Họ không chống nhưng cũng không tin các
sĩ quan không phải đồng đạo của họ. Trạng thái này cũng nói lên một điều khác nữa,
là mức độ giác ngộ chánh trị của người tín đồ nông dân Phật Giáo Hòa Hảo. Họ
không giống các nông dân Việt Nam khác, vì họ có lý tưởng, họ tích cực và kiên
trì với lý tưởng chống Cộng của họ, chớ không thỏa hiệp với Cộng Sản.
Chánh phủ Ngô Đình Diệm đã thành công trong chiến dịch dẹp các lực lượng võ
trang Phật Giáo Hòa Hảo, nhưng đã thất bại, không thể thay đổi được thái độ của
người tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo, không thể chuyển thái độ bất hợp tác của họ,
sang thái độ ủng hộ chế độ.
Nhân vật lãnh đạo tinh thần được toàn thể tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo kính
trọng là vị thân sanh Giáo Chủ Huỳnh Phú Sổ, đó là ông Hương Cả Huỳnh Công Bộ.
Quyết định của ông có thể được rất nhiều tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo hưởng ứng, họ
kính trọng gọi ông là Đức Ông. Nhưng ông cũng né tránh không lấy bất cứ quyết định
nào nhơn danh đoàn thể Phật Giáo Hòa Hảo có thể tạo ảnh hưởng hay hậu quả cho
tín đồ. Ông vẫn sống tại Tổ đình Phật Giáo Hòa Hảo tức ngôi nhà nơi chôn nhau cắt
rún của Huỳnh Giáo Chủ. Chung quanh ông có một số tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo đã từng
là cán bộ cao cấp trong Đạo. Họ là Bộ Tổng Tham mưu của ông, và cùng với ông, mặc
nhiên trở thành trung tâm lãnh đạo tổ chức Phật Giáo Hòa Hảo.
Đức Ông và Bộ Tham mưu tránh né không lấy một thái độ chính trị nào đối với
chánh quyền Ngô Đình Diệm. Công việc của Bộ Tham mưu này là truyền bá giáo lý của
Huỳnh Giáo Chủ, cùng với các công tác văn hóa giáo dục, xã hội, trong vùng, dưới
hình thức “nhiều cá nhân cùng làm” chớ không có tổ chức nào cả.
Trong thời gian này, trường trung học đầu tiên được thành lập tại xã Hòa Hảo,
tiếp theo là trường trung học Kinh Dương, Nguyễn Trung Trực, tại Chợ Mới, và
nhiều trường khác tiếp tục được lập ra. Nhiều cán bộ các chánh Đảng cách mạng
như Duy Dân, Quốc Dân Đảng, cùng chung hoàn cảnh bị canh chừng bởi chế độ, và bất
hợp tác với chế độ Ngô Đình Diệm, nên về vùng Hòa Hảo hợp tác trong các công
tác giáo dục văn hóa này.
3 - VN
Dân Chủ Xã Hội Đảng Bị Đàn Áp
Về Đảng
Việt Nam Dân Chủ Xã Hội, vốn là tổ chức đấu tranh chánh trị của Phật Giáo Hòa Hảo
thành lập năm 1956, đã bị Pháp đánh phá ác liệt năm 1948 đến đỗi phải tạm đình
chỉ công tác, để rồi được phục hoạt khi đơn vị của Lê Quang Vinh được cải danh
Nghĩa quân Cách mạng thành Quân lực Dân Xã Đảng. Khi Đại tá Lê Quang Vinh rút
vào bưng biền năm 1954, Chánh phủ Ngô Đình Diệm rút giấy phép hoạt động của Đảng
này, đặt Việt Nam Dân Chủ Xã Hội Đảng ra ngoài vòng pháp luật. Năm 1955, để nối
tiếp các hoạt động Dân Xã, ông Phan Bá Cầm và Nguyễn Bảo Toàn đứng đơn xin hợp
thức hóa Đảng trở lại, nhưng chỉ ít lâu sau đó cũng bị chánh quyền Ngô Đình Diệm
khủng bố, và phải rút vào bí mật, các lãnh tụ kẻ bị giết, người bị đày ra Côn Đảo.
Ông Nguyễn Bảo Toàn, Tổng Bí thơ Đảng Việt Nam Dân Chủ Xã Hội, là Chủ tịch Hội
đồng Nhân dân Cách mạng thành hình ngày 28-4-1955 để cứu nguy ông Ngô Đình Diệm,
giúp ông có thế lực đối phó với Mặt Trận Thống Nhứt Toàn Lực Quốc Gia trong cuộc
tranh chấp gay go năm 1955. Ngay bữa xảy ra giao tranh giữa quân đội quốc gia
và quân lực Bình Xuyên, Hội đồng Nhân dân Cách mạng ra đời, với thành phần:
Nguyễn Bảo Toàn, Chủ tịch
Hồ Hán Sơn, Phó Chủ tịch
Nhị Lang, Tổng Thơ ký
và một số nhân vật khác.
Hội đồng này quả đã cứu ông Ngô Đình Diệm trong một tình thế hiểm nghèo. Nhưng
chỉ ít lâu sau, Hội đồng này lại là nạn nhân bị chế độ ông Diệm khủng bố. Ba
nhân vật chính yếu của Hội đồng nói trên, thì ông Nguyễn Bảo Toàn phải lưu vong
sang Mỹ, ông Nhị Lang lưu vong sang Cao Miên, còn ông Hồ Hán Sơn ở lại bị giết
trong một trường hợp mờ ám rất đau lòng.
Về nhân vật Nguyễn Bảo Toàn xưa nay vẫn được xem có liên hệ với Phật Giáo Hòa Hảo,
đã từng giữ chức vụ Ủy viên Trung ương Việt Nam Dân Chủ Xã Hội Đảng, đại diện Đảng
này xuất dương sang Trung Hoa hợp với các giới cách mạng Việt Nam lưu vong,
thành lập Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhứt Toàn Quốc (gọi tắt: Mặt Trận Toàn Quốc),
và đến 1955 giữ chức vụ Tổng Bí thơ Việt Nam Dân Chủ Xã Hội Đảng, Chủ tịch Hội
đồng Nhân dân Cách mạng. Thế mà sau cùng, ông Toàn cũng bị mật vụ của ông Diệm
bắt giam và thủ tiêu bằng cách bỏ vào bao bố cột lại quăng xuống sông, mất xác,
không biết đâu mà tìm nữa.
Một điều xưa nay dư luận hiểu lầm, cho rằng ông Nguyễn Bảo Toàn là tín đồ Phật
Giáo Hòa Hảo. Không đúng vậy. Ông là người thuộc gia đình theo đạo Thiên Chúa,
gốc làng Long Kiến, Long Xuyên. Ông được mời tham gia Ban Chấp hành Trung ương
Việt Nam Dân Chủ Xã Hội Đảng năm 1946, là do sáng kiến của Huỳnh Giáo Chủ Phật
Giáo Hòa Hảo, kết hợp quần chúng với trí thức. Đây là một sáng kiến khá táo bạo
và rất độc đáo của Giáo Chủ Phật Giáo Hòa Hảo, không ngần ngại giao phó địa vị
then chốt trong bộ máy lãnh đạo Việt Nam Dân Chủ Xã Hội Đảng cho những người
không phải tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo, mà lại là tín đồ một tôn giáo khác.
Chỉ tiếc rằng ông Nguyễn Bảo Toàn, một người đã cứu nguy ông Ngô Đình Diệm, lại
bị chính mật vụ của chế độ này hạ sát một cách thê thảm như thế.
Một nữ chiến sĩ quốc gia, cụ bà Đức Thụ, đã thuật lại một ít tin tức về cái chết
của ông Nguyễn Bảo Toàn, như sau:
‘’...Trước khi chết, em tôi thuê xe xích lô giờ đi phân phối tài liệu “khai sơn
phá thạch” cho các chiến khu, mà thay thế giấy đòi của ông Ngô Đình Nhu. Tiếp
xúc với ông Lê Văn Đồng, cứ tưởng em tôi giả vờ cáo bệnh.
Mặc dầu án lệnh thủ tiêu tôi, ông Trần Kim Tuyến (hiện tị nạn tại Luân Đôn) đã
báo cho tôi biết án lệnh đã thu hồi.
Khi tôi trở về bệnh viện, thấy ông Nguyễn Bảo Toàn xuất hiện trong phòng cấp cứu,
tôi thúc giục ông Nguyễn Bảo Toàn đi ngay, chính quyền đang truy lùng, treo
luôn giải thưởng một triệu rưỡi, nếu ông không đi thì chết cả lũ.
Vì cái giải thưởng to lớn đó, người chiến sĩ Phật Giáo Hòa Hảo kiêm Tổng thư ký
Dân Xã Đảng, phải chết tức tưởi dưới dòng sông Nhà Bè cầu Tân Thuận. Tôi không
nhớ ngày, chỉ biết trước khi thủ tiêu, ông Toàn được nhét giẻ vào miệng, cho
vào bao bố cột chặt. Có lịnh hỏi: “Ai đấy?” Trả lời: “Nguyễn Bảo Toàn”. Lịnh
thêm: “Thôi đem đi cho xong việc...” (*)
Tác giả cuốn sách “Chín Năm Dưới Chế Độ Ngô Đình Diệm” cũng tường thuật vụ án
Nguyễn Bảo Toàn như sau:
Sau vụ đảo chánh hụt ngày 11-11-1960, sở Trung ương Tình báo của Tổng Nha Cảnh
sát Quốc gia được lịnh của Diệm, Nhu truy nã ông Nguyễn Bảo Toàn, vì ông có tên
trong thành phần đảo chánh, và bị kết án tử hình khiếm diện.
Cấp trên ra lịnh cho Tổng Giám đốc Cảnh sát Quốc gia và Phó Giám đốc thi hành.
Đào Quang Hiển, chánh sở Trung Ương Tình báo được giao nhiệm vụ theo dõi, lùng
bắt Nguyễn Bảo Toàn. Vào khoảng trung tuần tháng 11-1962, Thiếu tá Nguyễn Văn
Minh, Tỉnh trưởng An Giang qua sự dò hỏi một Đảng viên Dân Xã, đã khám phá manh
mối nơi trú ẩn của Nguyễn Bảo Toàn. Trần Bửu Liêm, Trưởng ban Mật vụ thuộc hạ
Đào Quang Hiển đã bắt được Nguyễn Bảo Toàn và Phạm Xuân Gia tự Màng vào ngày
13-11-1962 sau khi khai thác những người có liên lạc với ông Toàn. Hai nạn nhân
bị bắt tại góc đường Bà Hạt và Nguyễn Tiểu La thuộc khu Nguyễn Tri Phương Chợ Lớn.
Sau khi theo Trần Bửu Liêm đến nhìn mặt để xác nhận Nguyễn Bảo Toàn đã thật sự
bị bắt, Đào Quang Hiển phúc trình lên cấp trên và được chỉ thị chở hai người
này đến giam kín tại ban Hoạt vụ IV của Khưu Văn Hai. Sau đó Đào Quang Hiển đi
công tác ở Mã Lai.
Thượng cấp ra lịnh cho Nguyễn Văn Y và Nguyễn Văn Hay phải thủ tiêu Nguyễn Bảo
Toàn và Phạm Xuân Gia. Đào Quang Hiển vừa từ Mã Lai trở về, chỉ thị cho Trần Bửu
Liêm thi hành. Trần Bửu Liêm đã sử dụng 11 tay chân tin cẩn để thi hành công việc
thủ tiêu. Chúng hạ sát bằng cách đè hai nạn nhân xuống và thắt cổ bằng dây thừng.
Rồi bỏ xác vào hai thùng thông, chở ghe tam Bản chực sẵn tại bến Hàm Tử, cho
ghe máy kéo ra sông Nhà Bè. Khi qua khỏi dãy kho cầu Tân Thuận, chúng cột mỗi
xác chết vào cây trụ xi măng và liệng xuống sông. Lúc ấy vào khoảng 1, 2 giờ
khuya, đầu tháng giêng năm 1963.
Sáng hôm sau Trần Bửu Liêm có báo cáo với Đào Quang Hiển, và Hiển phúc trình
lên Tổng nha Cảnh sát, để tại đây trình lên Diệm, Nhu. Kế đó, Đào Quang Hiển có
Bảo Trần Bửu Liêm dẫn 11 nhân viên đã tham dự vụ hạ sát thủ tiêu này, đến trình
diện để y chuyển lời ban khen của thượng cấp, và căn dặn họ phải tuyệt đối giữ
bí mật.
(Thuật theo lời khai trước tòa án của các bị can) (*)
Một vụ thảm sát khác đã làm cho Phật Giáo Hòa Hảo mất đi năm cán bộ cao cấp, và
cũng là một vụ điển hình rõ ràng nhứt của chánh sách tiêu diệt cán bộ Phật Giáo
Hòa Hảo bởi mật vụ của chế độ Ngô Đình Diệm. Tầm quan trọng của vụ thảm sát này
rất lớn, làm cho tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo mất hết chút cảm tình mong manh còn
sót lại đối với chế độ.
Đây là một cuộc tấn công táo bạo vào Tổ Đình Phật Giáo Hòa Hảo, và vào cá nhân
Đức Ông Huỳnh Công Bộ thân sinh của Huỳnh Giáo Chủ. Bốn người bị giết là các
cán bộ cao cấp, cộng sự viên thân tín của Đức Ông, và được mặc nhiên xem như bộ
tham mưu của Tổ đình Phật Giáo Hòa Hảo.
Vào khoảng giữa năm 1962, bốn cán bộ: Trần Văn Tập, Lê Hoài Nam, Huỳnh Thiện Tứ,
Huỳnh Hữu Thiện, và một người lái xe, cùng đi trên một chiếc xe nhà của Đức
Ông, từ Thánh Địa Hòa Hảo lên Saigon. Họ bị bắt đem đi mất tích.
Từ đó về sau, không có tin tức nào của họ, cũng không biết ai bắt, vì tội gì,
giam giữ tại đâu. Trong không khí nặng nề của khủng bố, và trong màn lưới khủng
khiếp của mật vụ, các trại giam mọc thêm rất nhiều, và bí mật, cho nên các nỗ lực
tìm kiếm tung tích những người bị bắt đều vô hiệu quả.
Chỉ sau khi chế độ nhà Ngô sụp đổ vào ngày 1-11-1963, các tin tức bưng bít
trong các trại giam, nhà tù, khám đường, và cơ sở mật vụ, được lọt ra ngoài, do
chính những người đã bị bắt giam, bị tra tấn. Nhờ phối kiểm các nguồn tin tức
cá nhân này, phía Phật Giáo Hòa Hảo mới khám phá ra được manh mối và diễn tiến
sự mất tích của chiếc xe hơi và năm người trong đó.
Chiếc xe đã bị phát giác tại bắc Mỹ Thuận trên lộ trình đi về Saigon, và họ bị
bắt tại Saigon. Tất cả, bốn vị cán bộ và người tài xế được đưa về cơ sở tra tấn
của mật vụ dưới quyền chỉ huy của Đào Quang Hiển. Sở dĩ chiếc xe bị chận lại là
do một tin của nhân viên phòng Mật vụ Tân Châu báo cho Mật vụ Saigon biết về
chuyến đi này. Hệ thống mật vụ này thường xuyên rình rập theo dõi các sanh hoạt
tại Thánh Địa Hòa Hảo, để báo cáo về Saigon, bởi vì chế độ Ngô Đình Diệm tự biết
mình không được Phật Giáo Hòa Hảo ủng hộ, cho nên luôn đề phòng mọi hoạt động của
Tổ đình Phật Giáo Hòa Hảo, lúc đó được xem như đầu não của đoàn thể này, dù chỉ
là đầu não “tự nhiên” tập trung sự tin tưởng để hướng dẫn tinh thần cho khối
tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo.
Sau khi bị bắt, những cán bộ Phật Giáo Hòa Hảo bị tra tấn rất tàn nhẫn; mục
tiêu tra tấn là để tìm hiểu mưu đồ những gì trong chuyến đi Saigon đó. Tình
hình lúc này đang căng thẳng sau khi xảy ra cuộc đàn áp Phật Giáo trong ngày lễ
Phật Đaœn tại Huế. Sự chống đối của tín đồ Phật Giáo càng ngày càng tăng. Ủy
ban Liên phái để điều đình với chánh quyền đã thất bại, các chùa chiền bị phong
toœa, biến cố trầm trọng là cuộc tự thiêu của Thượng tọa Thích Quảng Đức tại
Saigon ngày 11-6-1963. Bộ máy công an, cảnh sát, mật vụ Cần Lao bắt bớ quá nhiều,
các trại giam đầy, phải lập thêm nhiều trại giam mới.
Có lẽ vì thế nên bốn cán bộ Phật Giáo Hòa Hảo đã bị chận bắt và tra tấn, vì
phía chánh phủ nghi rằng có sự liên hệ giữa Phật Giáo Hòa Hảo và phong trào
tranh đấu của Phật Giáo. Mật vụ theo dõi, khi thấy chuyến đi này có vẻ như một
phái đoàn gồm bốn cán bộ cao cấp từ Thánh Địa Hòa Hảo lên Saigon, nên quyết định
bắt hết đem về tra hỏi.
Nếu chỉ nghi và bắt lầm như một biện pháp phòng ngừa thì cũng không có gì
nghiêm trọng. Nhưng mật vụ đã tra tấn dã man bằng mọi kiểu hành hạ thể xác và
tinh thần, cho nên cuối cùng đã giết luôn hết cả năm người, cho phi tang.
Tin tức sau Cách mạng 1-11-1963 xác nhận rằng sau thời gian tra tấn, có lịnh của
Tổng nha Cảnh sát Công an cho Mật vụ đem năm vị này đi thủ tiêu. Họ bị trói chặt,
và dồn vào bao bố, cột thêm mỗi bao một cục đá, và thả xuống sông Nhà Bè, tức
con sông từ Vũng Tàu vào thương cảng Saigon. Nội vụ được đưa ra tòa án Saigon
xét xử sau Cách mạng, những thủ phạm đều bị kêu án tù nhiều năm, trong đó có vị
Đại tá Tổng Giám đốc Cảnh sát.
Cái chết của bốn cán bộ cao cấp Phật Giáo Hòa Hảo là cái tang chung của tín đồ
Phật Giáo Hòa Hảo, cũng là niềm phẫn nộ chung của khối tín đồ này đối với chế độ
Ngô Đình Diệm.
Sau khi chế độ Đệ nhất Cộng Hòa sụp đổ, vụ này được đem ra xử trước tòa án đại
hình. Phần tường thuật sau đây được nói là theo tài liệu cung khai của các bị
can trước tòa án:
Về việc hạ sát thủ tiêu năm cán bộ Hòa Hảo: Huỳnh Thiện Tứ, Trần Văn Tập,
Trương Văn Kỉnh biệt hiệu Lê Hoài Nam, Huỳnh Hữu Thiện, Nguyễn Văn Dành, các bị
can khai như sau:
— Bị can Võ Văn Nhàn nguyên Quận trưởng Tân Châu khai rằng khoảng tháng
10-1962, y về Saigon thăm gia đình có gặp tại Bắc Mỹ Thuận năm người Hòa Hảo
trong số đó có Huỳnh Hữu Thiện, cho biết họ đi Saigon xin phép mở cuộc lạc
quyên để thành lập Tổ đình. Về tới Saigon, Nhàn đến thuật chuyện này với Tổng
Giám đốc Cảnh sát Quốc gia.
— Bị can Khưu Văn Hai khai rằng khoảng tháng 10-1962, Đào Quang Hiển Bảo y đến
tiếp xúc với Đại úy Huỳnh Ngọc Thạch, bí thư của Tổng Giám đốc Cảnh sát. Thạch
cho biết có năm cán bộ Hòa Hảo từ An Giang lên Saigon. Bị can được lịnh bắt năm
người này. Thạch dẫn bị can tới quan sát căn nhà số 5 đường Trần Nhật Duật là
nơi trú ngụ của năm người đó. Những người này đã bị nhân viên của Khưu Văn Hai
bắt được trên chiếc xe Vedette số NBI-010, xong rồi trình cho Đào Quang Hiển,
nhận được lịnh phải khai thác, và giam riêng họ tại một biệt thự kín ở Phú Lâm
của Đại tá Trung.
Khoảng giữa tháng 10-1962, Đào Quang Hiển ra lịnh cho bị can đem thủ tiêu các
cán bộ Hòa Hảo này. Việc thủ tiêu được Tổng nha Cảnh sát thừa lịnh tòa án, do
chính các bị can diễn lại như sau đây:
— Bị can Lê Văn THảo khai rằng trong vụ hạ sát này, y có nhiệm vụ lái xe, chở
các nạn nhân, bị còng tay ra sau bịt mắt kín, đưa đến Phú Xuân (Nhà Bè) rẽ bên
trái vào một con đường nhỏ ra sông Nhà Bè, rồi đậu xe tại một khoảng đất trống
cách bờ sông độ 150 thước.
— Bị can Nguyễn Văn Ngời khai rằng phận sự của y trong nhiệm vụ này là dẫn năm
người từ chỗ xe đậu đến bờ sông cho Huỳnh Phước Bang hạ sát, và sau đó hai người
khiêng các xác chết chở trên xuồng ra giữa sông liệng xuống nước.
— Bị can Huỳnh Phước Bang khai rằng y có tham gia vụ bắt năm cán bộ Hòa Hảo đầu
tháng 10-1962. Sau đó theo lịnh của Khưu Văn Hai, y tham dự vụ hạ sát thủ tiêu
năm người này. Y hạ sát cả năm người bằng cách dùng dây luộc xiết cổ cho chết.
Sau đó, Thảo cột trụ xi măng vào các xác nạn nhân, rồi cùng với Ngời, chở ra
quăng giữa sông.
(Thuật theo tài liệu cung khai trước tòa án của các bị can) (*)
Sự việc trên đây là điển hình mối tương quan giữa chế độ Ngô Đình Diệm và tổ chức
Phật Giáo Hòa Hảo. Trong mối tương quan đó, Phật Giáo Hòa Hảo là nạn nhân của
chánh quyền; còn chánh quyền với quyền lực bao trùm và lề lối cai trị độc tài,
tự ý muốn bắt bớ giam cầm, bất chấp thủ tục pháp lý và tinh thần nhân đạo thông
thường. Cho nên không thể nói rằng “Phật Giáo Hòa Hảo được tự do sanh hoạt dưới
chế độ này”. Dù rằng không có văn kiện nào cấm đoán, nhưng áp lực khủng bố bao
trùm và đè nặng như thế, thì làm sao có được sanh hoạt tự do cho Phật Giáo Hòa
Hảo.
4 - Vụ Kiện
Báo Tin Mới
Vào năm
1956, tờ báo Tin Mới xuất Bản tại Saigon đăng một loạt bài mạ lÿ đoàn thể Phật
Giáo Hòa Hảo và Giáo Chủ Phật Giáo Hòa Hảo. Tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo rất bất
bình, nhứt là khi được biết rằng chính bộ Thông tin của chánh phủ Ngô Đình Diệm
(Bộ trưởng Trần Chánh Thành) Chủ trương và yểm trợ cho ký giả Mai thế Quân viết
loạt bài này.
Lúc đó các tổ chức võ trang Phật Giáo Hòa Hảo đã chấm dứt hoạt động và giải
tán, Tổng thống Ngô Đình Diệm đã làm Chủ tình hình, đáng lẽ ông phải có chánh
sách phủ dụ nhân tâm, nhưng ông đã làm ngược lại. Chủ trương bôi nhọ Phật Giáo
Hòa Hảo lúc đó được các giới chức Phật Giáo Hòa Hảo phân tách là một đòn chánh
trị của chánh phủ đang thừa thắng xông lên làm cho tôn giáo Phật Giáo Hòa Hảo
phải mất hết thế lực, sau khi thế lực quân sự đã tan rã. Lựa lúc Phật Giáo Hòa
Hảo đang ở thế yếu, chánh quyền Ngô Đình Diệm đánh cho gục luôn.
Tuy đã hiểu lý do bôi nhọ Phật Giáo Hòa Hảo là như thế, nhưng các tín đồ Phật
Giáo Hòa Hảo không thể có phản ứng nào khác hơn là phản ứng pháp lý, tức kiện tờ
báo Tin Mới ra tòa về tội mạ lÿ.
Các giới Phật Giáo Hòa Hảo họp nhiều lần đề cử ông Mai Văn Dậu, với tư cách Đổng
lý Văn phòng của Huỳnh Giáo Chủ, hành động nhơn danh Giáo Chủ và tín đồ, đứng
nguyên đơn kiện báo Tin Mới. Mọi chi phí về vụ kiện, các tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo
tình nguyện đóng góp, chỉ cần mỗi người một đồng bạc, là đã có một số tiền khá
lớn. Đối với người Phật Giáo Hòa Hảo, danh dự Đức Thầy và của tôn giáo là điều
thiêng liêng mà trong quá khứ họ đã sẵn sàng chết để Bảo vệ, thì bây giờ không
một ai tiếc tiền trong vụ kiện này.
Khi vụ kiện ra trước tòa Sơ Thẩm, phía bên nguyên cáo là luật sư Mai Văn Dậu bị
tòa xử thất kiện. Mặc dù ý đồ bằng cớ mạ lÿ đã rành rành trên mấy chục trang
báo Tin Mới, nhưng tòa vẫn xử nguyên cáo thất kiện. Đó là thái độ rõ ràng của
chế độ sai khiến luôn cả giới tư pháp hành xử công lý để làm lợi cho chánh quyền.
Tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo không nhịn thua, và quyết định kháng cáo lên tòa trên,
tòa thượng thẩm Saigon.
Ngay lúc này, chánh quyền không che dấu Chủ trương đàn áp Phật Giáo Hòa Hảo,
ông Ngô Đình Nhu, cố vấn của Tổng thống Ngô Đình Diệm, bất chấp thủ tục và dư
luận đã đích thân mời ba vị nhân sĩ Phật Giáo Hòa Hảo đến văn phòng để hăm dọa,
tuy dùng lời lẽ khéo léo. Đức ông Huỳnh Công Bộ thân sinh Huỳnh Giáo Chủ, Thiếu
tướng Nguyễn Giác Ngộ, Thiếu tướng Lâm Thành Nguyên được nghe ông cố vấn Ngô
Đình Nhu cảnh cáo rằng: “Tôi khuyên quý vị đừng dính líu vào vụ kiện này”. Đây
là một hành động hiếm có trong một thể chế dân Chủ. Chỉ có những nhà độc tài ỷ
vào cái thế lực của quyền hành cai trị mới dám coi thường người khác như thế.
Vụ kiện tiếp tục và khi lên tòa thượng thẩm Saigon, ông Chánh án Lý Bình Huê ngồi
xử, đã bác bỏ Bản án của tòa sơ thẩm, và tuyên bố phía nguyên cáo thắng kiện. Bản
án phải đăng trên ba tờ báo, và bên Phật Giáo Hòa Hảo chỉ đòi bồi thường danh dự
tượng trưng một đồng bạc.
Luật sư Hoàng Cơ Thụy đại diện cho bên Phật Giáo Hòa Hảo, với sự cố vấn của luật
sư Vương Quang Nhường.
Sau khi vụ kiện kết thúc, ông Hoàng Phố, Chủ tịch Hội Ký giả mở một tiệc khoản
đãi các đại diện Phật Giáo Hòa Hảo để mừng thắng lợi và cũng để nói lên sự xin
lỗi của báo chí về hành động sai trái của một đồng nghiệp.
Vụ kiện này xảy ra trong lúc thế lực của chế độ Ngô Đình Diệm đang phát triển mạnh
mẽ, cho thấy rằng, thêm một lần nữa, quần chúng nông thôn ở vị trí thất thế, mặc
tình cho giới có quyền lực, kể cả quyền lực cai trị và quyền lực ngôn luận (báo
chí là quyền thứ tư trong thể chế dân Chủ) muốn tác oai tác phước thế nào cũng
được. Rõ ràng là ở thời kỳ đó, chánh phủ đã mua chuộc và áp đaœo được quyền
ngôn luận. Điều đáng buồn là nhiều tờ báo lúc đó đã a-dua và xu nịnh chánh quyền.
Những người có lương tri, nếu có dịp đọc lại báo chí thời kỳ 1956-1957, hẳn
cũng phải đau lòng trước tình trạng suy đồi tinh thần của một số báo chí, thay
vì phải làm sứ mạng Bảo vệ cho thành phần thất thế, lại xu nịnh chánh quyền để
đàn áp thêm.
Tuy nhiên, vụ kiện này cũng chứng minh rằng những điều xấu xa gán cho Phật Giáo
Hòa Hảo, mà vụ báo Tin Mới chỉ là một, phần nhiều là vu cáo có ác ý, hay hiểu lầm.
Khi công lý bị sai khiến, kẻ bị vu oan vẫn bị kết tội, kẻ vu cáo được vinh
danh. Ngược lại, khi còn một chút công lý, thì người ta mới thấy được cái oan
tình mà Phật Giáo Hòa Hảo đã gánh chịu trong suốt diễn trình lịch sử, qua nhiều
chế độ từ Cộng Sản đến Đệ nhứt Cộng Hòa.
5 - Tương Quan Giữa PGHH VàMặt Trận Giải Phóng Miền Nam
Khi Mặt
Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam ra đời năm 1960, tổ chức này thường đưa ra luận
điệu rằng có đại diện của Phật Giáo Hòa Hảo tham gia Mặt Trận, cùng với đại biểu
của Cao Đài, Bình Xuyên. Các giới truyền thông quốc tế đương nhiên ghi nhận như
thế. Nhưng trên thực tế, không hề thấy Mặt Trận này đưa ra tên tuổi của đại diện
Phật Giáo Hòa Hảo là ai. Nếu quả thực có sự tham gia chính thức thì người đại
diện Phật Giáo Hòa Hảo phải là một nhân vật đã có một quá trình hoạt động ở cấp
lãnh đạo hay đã có tên tuổi nhiều người biết đến. Các tài liệu của Hà Nội và của
Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam đều không đưa ra được một nhân vật Phật
Giáo Hòa Hảo nào ở tầm vóc đó. Cuốn “Hồi ký của một Việt Cộng” (tác giả Trương
Như Tảng, Cựu Bộ trưởng trong Chánh phủ Lâm thời Giải phóng Miền Nam), cũng
không cung cấp được tên tuổi nhân vật đại diện Phật Giáo Hòa Hảo.
Một nhân vật, tuy không phải là người Phật Giáo Hòa Hảo, nhưng đã được phía Hà
Nội và Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam trình bày là người đại diện Phật
Giáo Hòa Hảo, và một số dư luận Tây phương cũng tin theo. Đó là Huỳnh Văn Trí tự
Mười Trí thường phát ra những truyền đơn hay lời kêu gọi tự xưng là “Sư Thúc” tức
là em của Giáo Chủ Phật Giáo Hòa Hảo, mà kêu gọi các tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo về
hợp tác với kháng chiến của Cộng Sản và Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam.
Sự thật, Mười Trí là một lãnh tụ Bình Xuyên. Trong buổi đầu kháng chiến Nam Bộ,
khi Giáo Chủ Phật Giáo Hòa Hảo kháng chiến chống Pháp ở chiến khu miền Đông,
đơn vị Bình Xuyên của Mười Trí thường đóng binh chung với đơn vị quân sự của Phật
Giáo Hòa Hảo. Do đó, giữa Bình Xuyên và Phật Giáo Hòa Hảo có mối thân tình tốt.
Do thân tình này, Mười Trí tôn xưng Huỳnh Giáo Chủ là huynh trưởng, và Huỳnh
Giáo Chủ gọi Mười Trí là chú, tức chú em. Sau khi lãnh tụ Bình Xuyên Lê Văn Viễn
về hợp tác với chánh phủ Nguyễn Văn Xuân (1948), Mười Trí tiếp tục ở lại bưng
biền, đến sau hiệp định Giơ Neo 1954, ông tập kết ra Bắc, trở thành một cán bộ
trong guồng máy quân sự của Hà Nội.
Mười Trí trở về Nam sau khi Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam ra đời, nhưng
không được giao chức vụ quan trọng, mà chỉ được giao công tác tôn giáo vận nhắm
vào hai đối tượng Cao Đài và Phật Giáo Hòa Hảo. Đối với Phật Giáo Hòa Hảo, ông
tự xưng là “Sư thúc” hiểu theo nghĩa thông thường áp dụng trong phạm vi các hội
kín hay môn phái võ thuật Trung Hoa, là em của lãnh tụ, của Giáo Chủ để điều
khiển các cấp dưới. Nhưng Phật Giáo Hòa Hảo lại không phải là một môn phái võ
thuật hay một hội kín, mà là một tôn giáo. Giáo Chủ của tôn giáo là một nhân vật
siêu phàm có quyền thánh thể và tuyệt đối (charismatic) không thể chia sẻ, Ủy
thác hay thay thế. Bất cứ người nào, dù đó là thân sinh của Giáo Chủ hoặc một vị
cao đồ có nhiều uy tín nhứt, cũng không được tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo chấp nhận
thay quyền Giáo Chủ. Cho nên các vận động của Mười Trí đối với khối tín đồ Phật
Giáo Hòa Hảo đã hoàn toàn thất bại, bị bác bỏ mãnh liệt. Tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo
không ai chấp nhận ông là “Sư Thúc” của họ.
Mặt khác, nếu Phật Giáo Hòa Hảo đã có tham gia Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền
Nam, thì sau 1975, nhân vật đại diện đã xuất hiện để tiếp tục vai trò trong chế
độ mới. Nhưng sự việc này đã không thấy xảy ra.
Hơn nữa, chắc hẳn tổ chức công an mật vụ của chế độ Ngô Đình Diệm đã có đủ khả
năng phanh phui điều này, nếu quả thật trong thời kỳ đó Phật Giáo Hòa Hảo đã có
hợp tác với Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam. Điều này cũng không hề xảy
ra.
Các giới chức lãnh đạo Phật Giáo Hòa Hảo, khi được hỏi về vấn đề này, đã khẳng
định rằng không hề có việc Phật Giáo Hòa Hảo hợp tác hay tham gia Mặt Trận Dân
Tộc Giải Phóng Miền Nam.
Theo lập luận của giới chức Phật Giáo Hòa Hảo thì tuy bị chèn ép bởi chế độ Ngô
Đình Diệm, Phật Giáo Hòa Hảo không hợp tác với Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền
Nam là vì không ở tình trạng hiểm nghèo sinh tử như năm 1947. Tuy là không được
chế độ Ngô Đình Diệm đối xử công bình, nhưng cũng không bị tàn sát ghê gớm như
những cuộc tàn sát 1945, 1947, trong đó hàng chục ngàn tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo
đã bị giết.
Năm 1947, sau khi Huỳnh Giáo Chủ bị Cộng Sản ám hại (16-4-1947) Phật Giáo Hòa Hảo
phải đương đầu với một tình thế hiểm nghèo, mà các nhà phân tích gọi là một thế
kẹt lịch sử. Trước chiến dịch “khủng bố để tiêu diệt” của chánh quyền Cộng Sản,
Phật Giáo Hòa Hảo không thể tồn tại nếu tiếp tục chống lại cả hai đối thủ: Trước
mặt là Pháp, sau lưng là Việt Cộng.
Năm 1947, Phật Giáo Hòa Hảo bị Cộng Sản đàn áp nên phải buộc lòng hợp tác với
Pháp vì lý do tự tồn. Năm 1955 tuy cũng bị đàn áp, nhưng lại cho rằng chế độ
Ngô Đình Diệm cùng chung lý tưởng chống Cộng, cho nên Phật Giáo Hòa Hảo không dựa
vào Cộng Sản hay Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam để chống lại chế độ Ngô
Đình Diệm.
6 - Bản Chất Chế Độ Đệ Nhất Cộng Hòa
Những diễn
biến vừa phác họa trên đây là bức tranh sanh hoạt của Phật Giáo Hòa Hảo, sau
khi ông Ngô Đình Diệm đánh tan các lực lựơng võ trang giáo phái năm 1955-1956.
Bức tranh ấy cho thấy những nét chấm phá đậm đà biểu lộ một bên là chánh sách độc
tài của chế độ Đệ nhất Cộng Hòa, và một bên là tinh thần chống đối thụ động của
tổ chức Phật Giáo Hòa Hảo đối với chế độ này.
Ngoái nhìn lại lịch sử bằng nhãn quan khách quan, bây giờ rất nhiều người nhận
xét rằng:
— Sự xuất hiện và phát triển các lực lượng giáo phái võ trang tại miền Nam từ
1945 đến 1955 là một nhu cầu thực tế đương nhiên phải xảy ra trên dòng diễn biến
lịch sử.
— Nhưng chỉ nên xem đó là nhu cầu của một giai đoạn đặc biệt, nghĩa là giai đoạn
đó nhứt định phải chấm dứt khi quốc gia khởi đầu đi vào giai đoạn độc lập và
phát triển, theo tiến trình canh tân hóa và dân Chủ hóa.
— Dùng quân đội để đánh dẹp các giáo phái võ trang là một điều đáng tiếc, nhưng
vì đã xảy ra như thế, thì đáng lẽ sau đó, chánh quyền phải có thái độ cởi mở và
phải thực thi dân Chủ để khai thông sự “tắc nghẽn tâm lý” và cũng để các đoàn
thể quần chúng tham gia sinh hoạt quốc gia theo đường lối bình thường của một
xã hội dân Chủ.
Một nhà cai trị sáng suốt và biết đặt quyền lợi đất nước và dân chúng trên hết,
tất nhiên phải có chánh sách và thái độ thích nghi, để tránh làm cho tình thế
trầm trọng, tránh làm tan nát tiềm lực dân tộc, nghĩa là phải nhắm vào việc
tranh thủ sự ủng hộ của quần chúng. Nhưng chế độ Ngô Đình Diệm đã làm ngược lại,
đối với tổ chức Phật Giáo Hòa Hảo. Chánh sách của ông đã làm cho tình thế càng
thêm trầm trọng, sự chống đối của Phật Giáo Hòa Hảo tăng gia thêm, làm cho người
ta phải giả thiết rằng ông không cần đến sự hợp tác của các thành phần Phật
Giáo Hòa Hảo-Dân Xã đã có thành tích chống cộng, và cả những người đã có công lớn
với chế độ như trường hợp ông Nguyễn Bảo Toàn nói trên đây.
Sở dĩ tình huống đó xảy ra là vì chế độ Ngô Đình Diệm Bản chất là một chế độ độc
tài. Khi đã dựa được vào một sức mạnh lớn lao là sự ủng hộ của Huê Kỳ, và một
thành phần nhân sự trong nước là đồng bào Bắc Việt di cư, trong tổng số khoảng
1 triệu người đã có đến 70% là tín đồ Thiên Chúa Giáo, cộng với hệ thống công
quyền quân sự và hành chánh do người tin cậy điều hành, Tổng thống Ngô Đình Diệm
trở thành một nhà độc tài.
Có người cho rằng không thể coi ông Ngô Đình Diệm là một lãnh chúa, vì ông là một
nguyên thủ quốc gia, không chỉ xưng hùng xưng bá trên một địa phương như một
lãnh chúa. Sự phân biệt này căn cứ trên tiêu chuẩn lãnh thổ. Nhưng trên tiêu
chuẩn con người, ông có đuœ các Bản chất của lãnh chúa.
Ông là lãnh chúa trên một quốc gia, so với các lãnh chúa mà ông đã dẹp, các vị
này là các “lãnh chúa địa phương”. Cho nên có thể nói rằng, sau thời kỳ “lãnh
chúa địa phương” là thời kỳ một lãnh chúa trên một quốc gia.
Ông Ngô Đình Diệm đã tự hào dẹp được các “lãnh chúa giáo phái”, nhưng sau đó,
chính thể của ông cũng là một kiểu lãnh chúa giáo phái. Các “lãnh chúa giáo
phái” trứơc kia chỉ có quyền hành giới hạn tại từng địa phương, trái lại chế độ
lãnh chúa giáo phái mới này oai quyền bao trùm trên toàn cả nước, trong mọi địa
hạt, chớ không chỉ riêng về quân sự như các lực lượng võ trang giáo phái trước
kia.
Có người nói rằng ông Ngô Đình Diệm tuy có độc tài độc tôn, nhưng đó là lòng
yêu nước, muốn cứu nước, muốn làm tròn sứ mạng lịch sử của người chí sĩ yêu nước
trong một tình trạng rối ren, cho nên phải cứng tay lái để lãnh đạo quốc gia. Lập
luận này không được chứng minh bằng thực tế và thành quả. Sự ủng hộ của một
thành phần thiểu số trong dân chúng không thể gọi là thành quả của chế độ, khi
đem đối chiếu với sự bất mãn và đau khổ của thành phần đại đa số. Các thành quả
nhứt thời và ngắn hạn không thể xem là thành công của chế độ, khi đem đối chiếu
với những hậu quả lớn lao và lâu dài mà chế độ ấy đã gây ra cho quốc gia và dân
chúng.
Người ta cũng hay nói đến “độc tài sáng suốt”. Từ ngữ này không có nghĩa trong
thời đại dân Chủ. Không thể có một nhà độc tài sáng suốt trong thế giới phức tạp
ngày nay. Lý thuyết tự do dân Chủ không chấp nhận chế độ độc tài, và không cho
rằng nhà độc tài có thể sáng suốt được.
Ông Ngô Đình Diệm đã dẹp các giáo phái và như thế có hẳn là ông không có tinh
thần giáo phái không? Nếu định nghĩa giáo phái thoát ra từ từ ngữ Sectarism,
thì rõ ràng là ông Diệm cũng rất nặng tinh thần giáo phái. Trong một xã hội đa
tôn giáo như Việt Nam không thể có quốc giáo, cũng không thể chấp nhận ưu thế
chính trị của bất cứ tôn giáo nào. Do đó, chánh quyền không thể nằm trong tay một
tôn giáo, hoặc điều khiển, lãnh đạo bởi một tôn giáo. Thực tế chánh trị dưới chế
độ Đệ nhứt Cộng Hòa đã biểu lộ rõ ràng ưu thế của Thiên Chúa Giáo. Tổng thống
Ngô Đình Diệm là một tín đồ Thiên Chúa Giáo, chánh sách cai trị của ông tạo ưu
thế cho tôn giáo của ông, đưa các tôn giáo khác vào vị trí thất thế. Và như thế,
là một tình trạng Sectarism, hoặc gọi là bè phái, hoặc gọi là giáo phái.
Ông Diệm đã nêu cao khẩu hiệu “dẹp lãnh chúa, dẹp giáo phái”, nhưng khi ông nắm
quyền cai trị, chế độ của ông lại trở thành một chế độ mang đầy đuœ tính chất của
lãnh chúa và giáo phái, trên một bình diện cao hơn, là bình diện toàn quốc,
thay vì bình diện địa phương như trước ông.
Một nhân vật đã cộng tác với ông Ngô Đình Diệm từ lúc ông còn hàn vi ở đầu thập
niên 50, và đã đóng các vai trò trọng yếu trong chế độ của ông từ 1955 tới
1963, đã thẳng thắn phê bình tánh chất phong kiến “lãnh chúa giáo phái” của ông
Diệm như sau:
“Chín năm ngút ngàn quặn đau vì dân tộc đã lỡ một cơ hội lịch sử, chín năm máu
lệ tuœi nhục vì dân tộc đã bị cai trị bởi một vị vua thời trung cổ vào giữa thế
kỷ 20, mà văn hoá, chính trị, tôn giáo, kinh tế, thương mại, giáo dục, kể cả chống
Cộng, đều không còn là quyền của nhân dân nữa, nhưng lại tập trung một cách sắt
máu trong tay một gia đình.
Việt Nam là một nước Cộng Hoà, nhưng ông Diệm là một vị vua thời phong kiến, và
bà con anh em ông ta đều là ‘’Hoàng thân quốc thích’’, thứ hoàng thân quốc
thích có quyền hành nắm hết riềng mối quốc gia...
Sau khi đánh tan các nhóm võ trang của các giáo phái, nhiều người cho rằng từ
nay quân đội sẽ được thống nhất, nhưng bất hạnh thay, anh em ông Diệm lại xây một
thứ ‘’quân đội giáo phái’’ mới: giáo phái Công giáo Cần Lao.’’
Các lực lượng võ trang giáo phái trước kia, như trường hợp của Phật Giáo Hòa Hảo,
thật sự chỉ hành xử một phần quyền lực ở một số tỉnh miền Tây, mà quyền lực ấy
giới hạn tại các khu vực Phật Giáo Hòa Hảo, giới hạn trong một số lãnh vực.
Trên thực tế, quân lực Phật Giáo Hòa Hảo không thể chỉ thị cho các vị tỉnh trưởng
của bộ máy hành chánh, không có quyền chọn lựa, bổ nhậm các giới chức hành
chánh, mà chỉ có thể hành xử quyền hành trên các lãnh vực mà bộ máy chánh quyền
không thể kiểm soát và Chủ động được. Trái lại, chế độ Đệ nhứt Cộng Hòa được
cai trị toàn bộ bởi một gia đình, một Đảng, với quyền lực bao trùm rộng rãi
trên mọi lãnh vực sinh hoạt. Các “lãnh chúa” mới, với tư cách chính thống của
chánh phủ, có quyền trên toàn dân, toàn quốc, có cả sức mạnh của quân đội, cảnh
sát, để củng cố quyền lực cai trị.
Sau đây là một số ý kiến đã phát biểu về chế độ Ngô Đình Diệm.
Cựu hoàng Bảo Đại viết trong cuốn Le Dragon d’Annam:
“Chẳng bao lâu dưới quyền hành của ông ta (Ngô Đình Diệm) nước Việt Nam
trở thành một quốc gia do thiểu số cai trị (oligarcheque). Diệm bị những phần tử
xấu bao vây, gia đình ông ta làm hại ông ta.”
Nhận xét về thái độ đối với các thành phần dân tộc yêu nước:
“Ngô Đình Diệm đã cấu kết với tầng lớp đốc phủ sứ để trở thành một thứ ‘quan
cai trị’, xây dựng quyền hành trên sự tuân phục của Tướng tá do thực dân Pháp để
lại, và ngoảnh mặt đi trước các lực lượng dân tộc đã từng dầy công kháng Pháp
diệt Cộng...”
Trong cuốn sách mới xuất Bản 1983, viết về Việt Nam, tác giả Stanley Karnow nhận
xét về Bản chất lãnh chúa sứ quân như sau:
Anh em nhà Ngô tranh giành quyền lực lẫn nhau, mỗi người có tay chân thuộc hạ
và thế lực riêng, giống như các lãnh chúa trong các hội kín. Nhu có Đảng Cần
Lao, đại đa số là người Thiên Chúa Giáo, nắm các chức vụ then chốt chánh quyền,
nhưng Nhu không thể xen vào vùng lãnh thổ của Cẩn, một loại lãnh chúa sứ quân.
Hai anh em tranh giành nhau nghiệp vụ buôn bán lúa gạo và ký giao kèo với người
Mỹ. Rồi thì con cháu, họ hàng bên chồng bên vợ ai cũng giành cho được các giấy
phép khai thác làm tiền. Người anh khác là Thục, lấy danh nghĩa giáo hội để đầu
tư vào các nghiệp vụ kinh doanh...
Và sau đây là một số ý kiến nói về hậu quả của chánh sách đàn áp giáo phái,
chánh Đảng đối lập của chế độ Đệ nhứt cộng Hòa:
Các giáo phái tuy nhỏ, đã là những thành phần chống Cộng hữu hiệu. Việc triệt hạ
các giáo phái đã mở lối cho Việt Cộng và vô tình dọn đường cho kẻ thù, trong
khi một chánh sách thực tế và uyển chuyển hơn đã có thể liên kết họ về chung
thành một khối để tiếp sức cho trận tuyến chống Cộng...
Nguyên nhân gây nên sự sụp đổ làm mất Việt Nam, là vì Ngô Đình Diệm đã tiêu diệt
các lực lượng Đảng phái và giáo phái.
Cố nhiên so sánh không hẳn đuœ làm sáng toœ chân lý. Các dữ kiện so sánh trên
đây chỉ để chúng ta có cái nhìn quân bình phần nào đối với công và tội của các
nhân sự và tổ chức liên hệ. Thực tế lịch sử ở thời điểm 1956, ông Ngô Đình Diệm
đã “chiến thắng” các “lãnh chúa giáo phái”, mà một số những người học tập viết
sử đã ví von ông như một Đinh Bộ Lĩnh tân thời, có công dẹp “loạn thập nhị sứ
quân” để thống nhất đất nước. Bên thắng cố nhiên có điều kiện thời cơ, quyền lực
và phương tiện để kết án bên thua. Nhưng chân lý và lẽ phải ở đâu? Vào những
năm đầu của chế độ Đệ nhứt Cộng Hòa, xu hướng thời trang hướng về người chiến
thắng. Nhưng càng về sau, người ta càng nhìn rõ kẻ chiến thắng lúc đầu ấy lại
còn tệ hại hơn rất nhiều so với những điều đã nghe nói về những kẻ chiến bại
1955.
Thời gian và chứng nghiệm thực tế đã rọi ánh sáng vào một giai đoạn lịch sử quá
khứ, để khách quan phân tích công và tội của những thành phần đã đóng các vai
trò quan trọng trong giai đoạn lịch sử đó. Các giáo phái võ trang miền Nam và
gia đình ông Ngô Đình Diệm phía nào đã tạo những hậu quả tai hại và lâu dài cho
quê hương và dân tộc Việt Nam? Câu trả lời rất phức tạp. Nhưng có thể nói rằng
các giáo phái võ trang, xuất hiện trong một bối cảnh đặc biệt của lịch sử, đã tạo
được một tích Sản là Bảo vệ được phần đất miền Nam đến 1955. Chế độ Ngô Đình Diệm
đã xuất hiện trong giai đoạn kế tiếp, và đã làm cho nền taœng và tiềm lực dân tộc
bị vỡ nát, bị đục ruỗng, đến nỗi không còn gượng dậy được trong thời kỳ
1964-1975, đưa tới biến cố đau thương 30-4-1975, Cộng Sản toàn chiếm cả Bắc lẫn
Nam, đặt bộ máy thống trị độc tài đoœ trên toàn quốc, và đưa dân tộc Việt Nam
vào thời kỳ nô lệ đen tối nhứt.
7 - Chánh Sách Tôn Giáo Thời Đệ Nhất Cộng Hòa
Đã có nhiều
lời biện hộ rằng chế độ Ngô Đình Diệm không kỳ thị tôn giáo. Không có tài liệu
nào cấm đoán hay hạn chế sinh hoạt của các tôn giáo tại Việt Nam, và trong hiến
pháp Việt Nam Cộng Hòa cũng có minh thị rằng: “các tôn giáo tại Việt Nam đều có
quyền và bổn phận như nhau.”
Nhưng trên thực tế, muốn hành xử cái quyền đó, phải có các điều kiện. Người đi
bộ và người đi xe hơi đều có quyền cả. Nhưng hai người này sắp hàng thi đua,
thì ta thấy trước rằng cái “ưu quyền” của người đi xe hơi sẽ đè bẹp cái “thất
thế quyền” của kẻ đi bộ kia rồi.
Trên bình diện pháp lý, đạo Dụ số 10 là một văn kiện pháp lý thể hiện sự bất
công tôn giáo. Theo đạo Dụ số 10, các tôn giáo Việt Nam bị xem như hiệp hội, với
quy chế sinh hoạt giới hạn của hiệp hội, ngoại trừ Thiên Chúa Giáo. Tinh thần
điều 44 miễn trừ Giáo hội Thiên Chúa Giáo, không bị chi phối bởi Dụ số 10, và
ghi rằng sẽ có “chế độ đặc biệt cho các hội truyền giáo Thiên Chúa và Gia Tô”.
Như thế, Thiên Chúa Giáo được xem là giáo hội (một tôn giáo), còn các tổ chức
tín ngưỡng khác ở Việt Nam chỉ là những hiệp hội, ngang hàng với các loại hội
hè tương tế. Áp dụng đạo Dụ số 10 vào thực tế Việt Nam, ta thấy rằng:
a. Một bên là các hiệp hội tín ngưỡng Phật Giáo, Cao Đài, Phật Giáo Hòa Hảo, có
thể bị chánh quyền hạ lịnh cấm hoạt động hay rút giấy phép hoạt động (chiếu điều
7), hoặc bị bất cứ nhân viên hành pháp tư pháp nào áp dụng các biện pháp chế
tài kiểm soát (chiếu điều 10 và 12), và bị giới hạn tạo mãi, thủ đắc tài Sản
trong phạm vi hiệp hội (chiếu điều 24 và 28).
b. Một bên là Hội truyền giáo Thiên Chúa, một tôn giáo chánh thức không bị chi
phối bởi đạo Dụ số 10, không bị chánh quyền kiểm soát các sanh hoạt và tài Sản,
có ưu thế toàn quyền hành đạo truyền đạo, và tạo mãi thủ đắc tài Sản, bành trướng
quyền lực trên cả hai địa hạt thế quyền và giáo quyền.
Đạo Dụ số 10 ngày 6-3-1950 là Sản phẩm của thời kỳ Pháp cai trị, mặc dầu do Quốc
trưởng Bảo Đại ký tên ban hành. Đáng lẽ chế độ Ngô Đình Diệm phải lấy tư cách một
chánh quyền đầu tiên của quốc gia Việt Nam Độc lập và Cộng hòa, mà hỦy bỏ văn
kiện pháp lý bất công kỳ thị tôn giáo đó, để tranh thủ nhân tâm Miền Nam rất cần
thiết cho nhu cầu đoàn kết dân tộc. Có thể do một sắc luật hay một đạo luật biểu
quyết tại quốc hội, nếu Tổng thống Diệm muốn làm điều đó, thì ông đã có thể làm
một cách dễ dàng, bởi vì Quốc hội nằm trong sự điều động của ông, từ giai đoạn
thai nghén, hình thành và sanh hoạt.
Chế độ Ngô Đình Diệm đã không làm điều cần thiết phải làm đó, có nghĩa là đã cố
tình duy trì một tình trạng mặc nhiên có lợi cho Thiên Chúa Giáo, và bất lợi
cho các tôn giáo khác.
Trên bình diện quyền lực, chánh sách của chế độ biệt đãi người có theo đạo
Thiên Chúa. Thí dụ điển hình là trong tổng số chín sư đoàn của quân lực Việt
Nam Cộng Hòa, thì baœy sư đoàn trưởng là tín đồ Thiên Chúa Giáo, trong số 47 tỉnh
trưởng ở Miền Nam, thì 36 vị là tín đồ Thiên Chúa Giáo. Nhiều sĩ quan đã xin
theo đạo để có thêm điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp đời mình.
Trên bình diện tài Sản và phương tiện, Thiên Chúa Giáo thủ đắc những tài Sản
khá quan trọng nên có nhiều phương tiện để thiết lập các cơ sở giáo dục, đào tạo
cán bộ và truyền đạo: Các tiểu Chủng viện, đại Chủng viện, cơ sở xã hội văn
hóa, các hệ thống trường tư thục Taberd, Lasan tiểu, trung và đại học, về số lượng
cũng như phẩm chất vượt xa các tôn giáo khác.
Luật cải cách ruộng đất ban hành năm 1957 đã có một khoaœn đặc biệt rằng ‘’tài
Sản của Giáo hội Công Giáo không bị chi phối bởi luật này’’, có nghĩa là: trong
khi các điền Chủ phải bị truất hữu ruộng đất để bán lại cho quốc gia dùng cấp
phát cho người cày có ruộng, thì những đất ruộng của Thiên Chúa Giáo không bị
truất hữu, vẫn là tài Sản nguyên vẹn của Giáo hội Thiên Chúa Giáo.
Ai cũng biết rằng muốn phát triển tổ chức, phải có cán bộ. Và muốn đào tạo cán
bộ, phải có phương tiện. Với phương tiện và cơ sở giáo dục đầy đuœ, Thiên Chúa
Giáo đương nhiên có rất nhiều cán bộ truyền giáo và cán bộ các ngành nhiều hơn
bất cứ tôn giáo nào. Phẩm chất kiến thức của cán bộ Thiên Chúa Giáo cũng cao
hơn, nhờ có phương tiện dồi dào hơn. Các tôn giáo khác làm sao theo kịp trong
cuộc chạy đua, với các điều kiện bất quân bình đó. Và làm sao có được ‘’quyền
như nhau giữa các tôn giáo’’.
Cơ cấu công quyền tuy có Hành pháp, Lập pháp và Tư pháp, nhưng tất cả do Tổng
thống chỉ đạo trên chóp bu, do Cần Lao chỉ đạo tại Quốc hội. Bầu cử chỉ là những
màn dàn cảnh để lấy cái voœ ngoài dân Chủ.
Nhật báo Tự Do lúc đó đã diễn taœ cuộc bầu cử Quốc hội 1959 như sau:
“Tổng tuyển cử Quốc Hội thứ hai có thể ví như một cuộc đua thuyền toàn quốc,
nhưng trên sông người ta chỉ thấy một chiếc tàu độc nhất, trên boong tàu là
Phong trào Cách mạng Quốc gia, dưới hầm máy là Đảng Cần Lao Nhân Vị. Ngoài ra
chỉ thấy nước trôi, không có bóng dáng một chiếc thuyền nào khác, dù chỉ là một
chiếc thuyền mành hay một chiếc tam Bản. Chúng ta có thể tiên đoán rằng ngày Tổng
thống tuyển cử sẽ có một vài chiếc bè con do một số ứng cử viên độc lập chèo chống,
thi đua với chiếc thuyền tối tân kia. Những chiếc bè nào được tàu kéo, thì vào
được đến bến, những chiếc khác thì bị sóng táp vào bờ, và người chèo chỉ còn việc
chạy đi lo đuœ mấy chục ngàn đồng để hoàn lại chính phủ số tiền đã dùng để in
bích chương biểu ngữ...” Bà Ngô Đình Nhu không cư trú tại Long An mà đắc cử dân
biểu tỉnh Long An, ông Ngô Đình Nhu không cư trú tại Khánh Hòa, mà đắc cử dân
biểu tỉnh Khánh Hòa, ông Trần Trung Dung không sống tại Bình Thuận, mà đắc cử
dân biểu tỉnh Bình Thuận... Đó là điển hình “dân Chủ đại nghị” của chế độ.
Với một bộ máy công quyền mà quyền Hành pháp, Lập pháp, Tư pháp nằm trọn trong
tay một gia đình, một Đảng, một tôn giáo như thế, làm sao các tôn giáo khác
trong nước có được cái “quyền như nhau”? Cho nên chín năm dưới chế độ Đệ nhứt Cộng
Hòa, các chánh Đảng cách mạng Việt Nam biến mất trên võ đài chánh trị, chỉ còn
hai Đảng là Cần Lao Nhân Vị làm nòng cốt chỉ đạo và Phong trào Cách mạng Quốc
gia làm bình phong dân Chủ cho chế độ.
Trong một hoàn cảnh như thế, Phật Giáo Hòa Hảo suốt chín năm dưới chế độ Đệ nhất
Cộng Hòa, ở một ví trí thất thế, thiệt thòi về mọi mặt, trên các bình diện và
lãnh vực.
CHƯƠNG
15: PGHH DƯỚI CHẾ ĐỘ ĐỆ NHỊ CỘNG HOÀ
1 - Thời
Kỳ Phục Hoạt Tôn Giáo
Sau cuộc
cách mạng 1-11-1963, bộ máy quyền lực Đệ nhất Cộng Hòa sụp đổ, mở đầu một giai
đoạn mới ở Miền Nam. Trong bối cảnh mới đó, Phật Giáo Hòa Hảo, cũng như các tổ
chức khác đã là nạn nhân của chế độ cũ, có một cảm giác giống nhau là cái khối
nặng đè ép mình bỗng biến mất, ước vọng tự do được bùng lên, và các sinh hoạt bị
bóp nghẹt, bị cấm đoán chín năm này được cơ hội phục hồi.
THỜI KỲ PHỤC HOẠT TÔN GIÁO
Đối với Phật Giáo Hòa Hảo, đây là giai đoạn phục hoạt (ngôn ngữ này được sử dụng
trong tài liệu của Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo). Điểm đặc biệt là không hề có
khuynh hướng phục hoạt quân sự. Khuynh hướng duy nhứt và mạnh nhứt của Phật
Giáo Hòa Hảo lúc đó là phục hoạt giáo sự. Sinh hoạt chính trị (Dân Xã) cũng chỉ
ở tầm quan trọng thứ yếu và giới hạn chớ không phổ cập toàn diện như sinh hoạt
tôn giáo. Hiện tượng này có thể sử dụng để giải thích rằng đối với Phật Giáo
Hòa Hảo, tôn giáo căn bản, các hoạt động quân sự và chính trị chỉ là những sinh
hoạt phát sinh bởi nhu cầu của giai đoạn. Người nông dân Hậu Giang gia nhập
đoàn thể Phật Giáo Hòa Hảo, trước hết và căn bản là do nguyên nhân tín ngưỡng.
Họ quy y đạo Phật Giáo Hòa Hảo để tu hành và để tiến đến cứu cánh giải thoát.
Các sinh hoạt quân sự và chính trị đối với họ chỉ là những nghĩa vụ giai đoạn
mà họ phải gách vác trên lộ trình tu hành.
Cho nên, dù rằng giai đoạn quân sự 1945-1955 là một quá khứ quan trọng, và sự
chấm dứt giai đoạn võ trang đó bằng võ lực đã tạo ra tâm trạng bất mãn, nhưng
sau khi chế độ Ngô Đình Diệm sụp đổ, phía Phật Giáo Hòa Hảo không nẩy sinh phản
ứng “phục hồi thế lực quân sự”.
Có một sự đồng tình toàn bộ, gồm luôn các cán bộ đã hoạt động quân sự, về việc
phục hồi sinh hoạt tôn giáo. Phản ứng khá mau lẹ, chỉ một tháng sau ngày
1-11-1963, một phiên Đại hội Sơ bộ được triệu tập tại Thánh Địa Hòa Hảo, các
cán bộ tôn giáo và quân sự lấy quyết định và thảo kế hoạch tổ chức lại cơ sở
Giáo Hội (1-12-1963) trong đó có việc xin Bộ Nội vụ chánh phủ Việt Nam hợp thức
hóa Bản Điều Lệ quy định tổ chức và sinh hoạt của Giáo Hội.
Trong tình trạng “chân không” đã kéo dài suốt chín năm, kế hoạch phục hoạt khởi
sự từ công tác bầu cử hệ thống Ban Trị sự bắt đầu từ đơn vị căn bản là Xã, Ấp,
làm khởi điểm cho cơ cấu Giáo Hội. Sau một năm chuẩn bị hệ thống Ban Trị sự Phật
Giáo Hòa Hảo đã thành hình ở các cấp Ấp, Xã, Quận, Tỉnh và đến ngày 18-11-1964
một Đại hội Toàn quốc gồm trên một ngàn đại biểu Phật Giáo Hòa Hảo đã họp để bầu
cử một Ban Trị sự Trung ương, là cơ quan lãnh đạo điều hành Giáo Hội Phật Giáo
Hòa Hảo.
Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Phật Giáo Hòa Hảo từ 1939 đến 1963, đoàn thể
này có một cơ cấu điều hành mang danh nghĩa một GIÁO HỘI, với hệ thống Ban Trị
sự hiện diện ở mọi Xã, Ấp, có tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo, và được bầu cử theo
nguyên tắc dân chủ tập trung.
Trong lúc vắng mặt Huỳnh Giáo Chủ, không một tín đồ nào có uy quyền bao trùm và
tuyệt đối, cho nên cơ quan lãnh đạo được hình thành qua phương thức bầu cử, lựa
chọn những nhân vật mà uy tín đã thể hiện qua hai tiêu chuẩn: những người đã được
Huỳnh Giáo Chủ tín nhiệm trước kia, và những người đã chứng minh lòng trung
kiên với đoàn thể, có khả năng hoạt động trong thời gian qua.
Sau này, Phật Giáo Hòa Hảo đã cải tiến phương thức bầu cử bằng cách bãi bỏ các
hình thức tranh cử, vận động, thay thế bằng hình thức triệu dụng, suy cử qua một
Hội Đồng Bầu Cử gồm đại diện các Tỉnh hội để thể hiện ý nguyện các cấp trong
toàn thể. Một Đại Hội Toàn Quốc được dùng để hợp thức hóa danh sách đề nghị bởi
Hội Đồng Bầu Cử. Sự phân nhiệm trong nội bộ cơ quan Trung Ương Giáo Hội do
chính những người đã được Đại Hội tín nhiệm, tự phân định lấy trong tinh thần
tương nhượng, hòa hợp, rồi sau đó công bố cho các cấp rõ.
Cơ cấu Trung Ương Giáo Hội gồm một cơ quan Trị Sự có nhiệm vụ hành chánh và một
cơ quan Bảo Pháp có nhiệm vụ giám sát (Hội đồng Bảo Pháp).
Về phương diện pháp lý, lúc đó Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo vẫn còn bị chi phối bởi
Đạo Dụ số 10, ban hành từ năm 1950, mà chế độ Đệ nhứt Cộng Hòa (1955-1963) đã
duy trì chớ không bãi bỏ. Cho nên tư cách pháp nhân của giáo hội này, cũng như
của Cao Đài Giáo, vẫn là tư cách Hiệp hội, với các giới hạn của Đạo Dụ số 10.
Vì vậy, mà Bản Điều Lệ do Đại Hội Toàn Quốc Phật Giáo Hòa Hảo biểu quyết ngày
1-12-1963, muốn có giá trị pháp lý, phải được hợp thức hóa bởi một nghị định của
Bộ Nội vụ Chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa. Nếu không có thủ tục hợp thức hóa đó thì
tổ chức tôn giáo này bị xem như hoạt động bất hợp pháp. Cũng chính vì các giới
hạn khắt khe (trong khi Thiên Chúa Giáo không bị chi phối bởi Dụ số 10 này) cho
nên tổ chức Phật Giáo đã đấu tranh đòi hủy bỏ văn kiện lỗi thời và bất công đó.
Phật Giáo Hòa Hảo cũng ở trong tâm trạng bị kỳ thị khi Bản Điều Lệ của tôn giáo
mình phải tùy thuộc vào Bản Nghị Định của Bộ Nội Vụ (số 112/BNV/KS ngày
5-2-1964). Phải đến tháng 7 năm 1965, và sau nhiều vận động đòi hỏi của hai tôn
giáo Cao Đài và Phật Giáo Hòa Hảo, chánh quyền Đệ nhị Cộng Hòa mới ban hành sắc
luật 002/65 ngày 12-7-1965, với chữ ký của chủ tịch Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia
công nhận tư cách tôn giáo của Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo, minh định rằng tôn
giáo này không bị chi phối bởi Đạo Dụ số 10 ngày 6-8-1950. Tình trạng pháp lý nội
bộ của Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo cũng theo quy chế mới mà thay đổi. Bản Hiến
Chương Phật Giáo Hòa Hảo ban hành ngày 6-12-1964 được áp dụng thay thế Bản Điều
Lệ 19-12-1963.
2 - Công
Tác Xã Hội Giáo Dục
Với sự
phát triển cơ cấu, tổ chức Phật Giáo Hòa Hảo cùng phát triển với các công tác
giáo dục, xã hội, y tế, và yểm trợ cho công cuộc phát triển nông nghiệp, xây dựng
nông thôn. Các công tác này đã được thực hiện bằng một công thức khá độc đáo,
đó là sự tham gia nhân lực và tài lực của nhân dân. Khối nhân lực Phật Giáo Hòa
Hảo được huy động bởi Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo đã đóng vai trò chính yếu,
phía chính quyền yểm trợ phương tiện và một phần tài chánh. Do đó các công tác
này mang tính chất của loại “công tác cộng đồng” phát xuất từ nhân dân, bởi
sáng kiến của nhân dân, và trực tiếp phục vụ cho nhân dân, đáp ứng nhu cầu thực
tiễn của nhân dân. Nó không mang tính chất phù phiếm, tuyên truyền, chiếu lệ,
nhiều khi dư thừa vô dụng của những loại công tác thực hiện bởi chánh quyền mà
không được điều nghiên kỹ lưỡng. Tuy nhiên, các công tác cộng đồng thường không
đủ phương tiện và tài chánh cho nên sự thực hiện bao giờ cũng chậm chạp, và
kích thước thường nhỏ hẹp hơn các công trình kiến tạo hay công tác quy mô của
chánh phủ. Nhưng nếu so sánh về tác dụng thì các công tác cộng đồng của Phật
Giáo Hòa Hảo đã đem lợi ích thực tế cho quần chúng.
Hình trại các trạm cơm Phật Giáo Hòa Hảo hoạt động tại Thánh Địa Hòa Hảo cho ta
một ý niệm rõ rệt về sinh hoạt cộng đồng này. Bước đầu là kiến tạo một cơ sở để
có thể cung cấp thực phẩm chín cho những người đến hành hương tại Thánh Địa.
Đây là một loại “tiệm ăn chay bình dân” có thể chứa trên một ngàn thực khách,
mà ngôn ngữ Phật Giáo Hòa Hảo kêu là “trạm cơm miễn phí”.
Một ban xây cất được bầu ra với nhân sự địa phương, đặc trách công tác. Địa điểm
được lựa chọn, một số chuyên viên cất nhà được mời đến, và công tác khởi hành lập
tức, không cần thiết đi qua các thủ tục thông dụng của chánh quyền như thiết lập
dự án, vẽ bản đồ xây cất, dự trù kinh phí, xin chấp thuận ngân sách đài thọ, thủ
tục đấu thầu.. mất thì giờ và khá tốn kém.
Nhân công tình nguyện đến dọn đất, đóng cừ, đắp nền, theo sơ đồ đã được các
chuyên viên cất nhà vẽ ra và Ban Xây Cất đồng ý. Tới đây, vẫn chưa phải tốn kém
kinh phí, nhưng công việc đã đi được bước đầu, bởi vì một số vật liệu xây cất
như nọc cừ, đà cây, xi măng, đã được cung cấp dưới hình thức đóng góp tự nguyện
hay bán chịu cho Ban Xây Cất. Bởi vì Ban Xây Cất đã biết rằng đồng đạo các nơi
khi nghe tin xây cất trạm cơm, sẽ có nhiều người đóng góp tài chánh hay vật liệu,
do đó chỉ cần điều đình mua chịu vật liệu và tiền sẽ trả sau.
Khi nền khoảngg đã xây rồi, sự vận động của Ban Xây Cất cũng đã bắt đầu có kết
quả: xã này tình nguyện hiến một bức tường, xã kia một khuôn cửa, xã nọ một số
cây làm sườn nhà, hoặc một số lá lợp nhà, hoặc một số xi măng làm nền nhà. Tùy
kết quả vận động mà vận dụng nhân công đến thực hiện công tác xây cất. Thời
gian thực hiện mau hay lâu cũng tùy kết quả vận động.
Khi nhu cầu vật liệu xây cất đã xem như đủ cho công tác, Ban Xây Cất phát động
đợt vận động kế tiếp để trang bị: lò bếp, nồi chảo, chén đĩa, bàn ghế, thùng nước,
mọi trang bị cần thiết cho một tiệm ăn. Công tác xây cất và trang bị được hoàn
tất theo công thức “góp gió thành bão”, có thể mất thì giờ, nhưng rất ít tốn
kém. Sự thành công phần lớn dựa trên động cơ tâm lý mà Ban Xây Cất biết cách
huy động. Tuy nhiên, trong một tổ chức tôn giáo như Phật Giáo Hòa Hảo, có đông
quần chúng, cũng có điểm lợi là dễ tạo sự hưởng ứng nếu mục đích công tác được
quần chúng nhìn như một việc công ích, phục vụ cho Đạo và làm hãnh diện cho
Giáo Hội.
Cũng vẫn công thức vận động sự tự nguyện của quần chúng được áp dụng để cung cấp
thực phẩm nguyên liệu cho trạm cơm biến chế thành những bữa ăn chay. Các loại
rau, bắp, bầu, bí, tương chao, gạo, nếp, củi, trấu... được các nơi tự động chở
đến theo thói quen đã thành gần như tập quán. Những món ăn này cũng do sự cống
hiến miễn phí của tín đồ nông dân trong các làng xã, từ vườn rau hay đồng ruộng
của mình.
Ban Quản trị trạm cơm có một số nhân sự tình nguyện đến nhận các công tác nấu
nướng và dọn ăn cho khách hành hương, tất cả đến và phục vụ với tinh thần “làm
việc Đạo”. Cho nên tại Thánh địa Hòa Hảo, mỗi lần Đại lễ 18-5, ba trạm cơm có
thể cung cấp bữa ăn trưa và chiều trong ba ngày liên tiếp cho cả trăm ngàn
khách hành hương từ các nơi khác đến. Ai cũng có thể vào trạm cơm, tìm chỗ ngồi,
và được nhận phần cơm do nhân viên đưa đến tận bàn, chớ không áp dụng phương thức
“tự độ self serve”.
Theo công thức cộng đồng này, Phật Giáo Hòa Hảo đã huy động được nhân lực tài lực
thực hiện nhiều công tác xã hội, y tế, giáo dục. Và đó là một đặc tính của tổ
chức quần chúng.
Có những ban chuyên về cất nhà dùm đồng bào. Cất nhà trong thôn quê được hiểu
là nhà cây lợp lá, không đòi hỏi kỹ thuật cao, chỉ cần thợ chuyên nghiệp. Có những
ban gọi là “thuốc nam từ thiện” với số chuyên viên ngành này, đi núi hái dược
thảo về sao chế, và hốt thuốc miễn phí cho đồng bào.
Có những ban cứu tế xã hội thiết lập các dự trữ thực phẩm thuốc men, quần áo để
cứu trợ nạn nhân thiên tai, di tản chiến sự. Có những ban chuyên về chôn cất
người qua đời, giúp đỡ các gia đình nghèo không đủ tiền...
Tại hạ tầng cơ sở làng xã, hoạt động xã hội y tế của Phật Giáo Hòa Hảo tuy
không có cơ sở đại quy mô, nhưng lại có rất nhiều tổ chức nhỏ trong quần chúng
để giúp đỡ quần chúng, bằng các phương tiện giới hạn; nhưng nhờ số nhân lực
tình nguyện đông, cho nên đã tạo ra các sinh hoạt cộng đồng đặc biệt trong nông
thôn.
Riêng về mặt y tế, phải kể sự hình thành và hoạt động của bịnh viện Nguyễn
Trung Trực tại Cù Lao Ông Chưởng và Cứu Tế Viện tại Thánh Địa Hòa Hảo, như một
thí dụ điển hình.
3 - Bịnh
Viện Nguyễn Trung Trực
Bịnh viện
Nguyễn Trung Trực không đồ sộ như các loại cơ sở y tế của chánh phủ, chỉ là những
dãy nhà xây cất thông thường, không có bề ngoài sang trọng tráng lệ, nhưng bên
trong cũng được trang bị các dụng cụ và máy móc y khoa như một bịnh viện toàn
khoa 150 giường. Trước kia là một quân y viện của bộ đội Nguyễn Trung Trực, sau
chuyển thành một chẩn y viện, và đến năm 1965, được chánh phủ Saigon ban hành
nghị định chuẩn nhận có đủ tiêu chuẩn y khoa để hoạt động như một dưỡng đường
toàn khoa. (Chánh phủ Nguyễn Cao Kỳ, với Ủy viên Y tế Bác sĩ Trần Lữ Y). Tuy
nhiên các khó khăn vẫn còn, vì bác sĩ Trưởng ty y tế tỉnh Long Xuyên chần chờ
không cho phép mở cửa hoạt động, lý do thầm kín là tại Long Xuyên đã có 38
phòng mạch bác sĩ, mặc dầu bịnh viện Nguyễn Trung Trực cũng có sẵn nhiều bác sĩ
gốc tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo và thân hữu. Cho đến năm 1968, bịnh viện mới được
chánh thức hoạt động.
Sau đây là những chi tiết ghi lại qua cuộc phoœng vấn Tu sĩ Lê Thái Hòa, Giám đốc
bịnh viện Nguyễn Trung Trực.
“Khởi đầu cơ sở và trang bị rất khiêm tốn, thái độ chánh quyền lại thờ ơ, cho
nên bịnh viện dựa trên khả năng quần chúng để phát triển. Khi chuyển từ một cơ
sở cứu thương quân sự sang một cơ sở y tế nông thôn, phải xây cất thêm, vì đồng
bào quanh vùng mỗi ngày đến xin điều trị khoảng 200 người. Nhờ đất của dòng họ
Nguyễn Hòa (Nguyễn Hòa Hóng là một gia đình lớn tại Long Kiến) trước đã Hảo tâm
để cho quân đội Nguyễn Trung Trực sử dụng làm tổng hành dinh, nay được tiếp tục
sử dụng cho bịnh viện, nên có đất mà cất thêm dãy trại ngoại chẩn. Không có tiền,
nên phải nhờ Ban Cất Nhà của nhóm đồng đạo Tư Lùn cất dãy nhà lá và đồng đạo tự
nguyện đóng giường miễn phí, thành ra cũng có tiện nghi tối thiểu cho các hoạt
động ngoại chẩn. Nhưng chánh phủ cho rằng như thế không đủ tiêu chuẩn, nên
không cấp giấy phép hoạt động. (Nhưng chánh phủ cũng không hề có ý nghĩ đáp ứng
nhu cầu y tế của đồng bào trong vùng bằng cách xây dựng một bịnh viện theo tiêu
chuẩn của chánh phủ!) Về sau, chúng tôi phải vận động mọi mặt, các nhà Hảo tâm,
các đồng đạo trong chánh quyền, cố vấn Hoa Kỳ Larsen, có được xi măng, vật liệu
xây cất. Dân chúng tự nguyện đóng góp thêm nhân lực và vật liệu địa phương nên
xây cất được 11 dãy trại với tổng số giường đủ điều trị từ 200 đến 250 bịnh
nhân. Giường cũng phải giải quyết bằng cách xin giường cũ về tân trang lại,
mùng mền do đồng bào hiến. Về trang bị máy móc dụng cụ y khoa, chúng tôi vận động
các nơi và sau hết đã trang bị được phòng mổ, phòng thí nghiệm, phòng quang tuyến
X và các dụng cụ cần thiết. Một số đã được mua tại chợ trời, đó là từ các bịnh
viện miền Bắc di tản vào Nam, đem bán ở chợ trời.
Ngày đầu tiên bịnh viện chánh thức mở cửa, đã có trên một trăm bịnh nhân các
làng chung quanh đến xin điều trị. Về sau, số bịnh nhân trung bình mỗi ngày khoảng
600 người, có ngày đông đến 800 người. Đáng lẽ chánh phủ phải nhìn vào số bịnh
nhân này mà thấy rằng hẳn nhiên có nhu cầu xây cất một bịnh viện tại đây. Nhưng
chánh phủ không lưu tâm như vậy, mà cũng không cấp ngân khoản điều hành cho bịnh
viện Nguyễn Trung Trực, chỉ giúp cho một số thuốc viên và một số nhân viên y tế
từ tỉnh lÿ Long Xuyên đến làm việc tiếp với chúng tôi vào cuối tuần. Về sau, có
thêm sự giúp đỡ thuốc men của Nhựt, Tây Đức, (tổ chức Hòa Bình Tây Đức) và phái
đoàn y tế Phi Luật Tân.
Chúng tôi được đồng đạo giúp đỡ gạo và tiền bạc, phần khác có ban lý tài tổ chức
một số nghiệp vụ kinh doanh sinh lợi như mua đồ phế thải tân trang lại, đấu giá
khai thác một số bến đò, các tổ canh tác lúa Thần Nông. Khi Cộng Sản chiếm năm
1975, chúng tôi còn trên 1.000 giạ lúa Thần Nông. Về sau, được chánh phủ cấp mỗi
tháng 25.000 đồng làm kinh phí bảo trì. So với ngân khoản 8 triệu đồng của Ty y
tế tỉnh Long Xuyên riêng về chi phí nhân viên mỗi năm, thật là một điều khá lạ
lùng. Cho nên Bác sĩ Huỳnh Trung Nhì Trưởng ty y tế này đã cho ý kiến rằng ông
không tin bịnh viện Nguyễn Trung Trực có khả năng tồn tại quá sáu tháng. Nhưng
thực tế cho thấy bịnh viện này mở cửa năm 1968 đã tồn tại, phát triển cho đến
sau 30-4-1975 bị Cộng Sản sung công.
Về điều trị, bịnh viện phối hợp Tây Y, Đông Y, cho nên ngoài Tây Y còn thực
hành khoa châm cứu, hốt thuốc nam thuốc bắc, tùy theo mức nhu cầu của từng trường
hợp. Bịnh nhân cứu cấp hoàn toàn miễn phí và được cấp toa đi mua thuốc (người
nghèo được phát thuốc miễn phí). Bịnh nhân nằm tại dưỡng đường tự lo việc ăn uống
do gia đình đem đến, có hướng dẫn, ngoại trừ khu bịnh ho lao và các bịnh nhân
phải ăn theo quy luật của bác sĩ, thì do bịnh viện cung cấp những bữa ăn hàng
ngày. Một số bác sĩ gốc tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo (Bác sĩ Trần Lũy, Bác sĩ Đào
Tuấn Kiệt) tình nguyện phục vụ miễn phí. Phần nhân viên y tế và nhân viên phục
dịch tại bịnh viện được đào tạo bởi ban giám đốc, và phần đông phục vụ thí
công, không lương bổng. Mỗi năm có khóa đào tạo từ 30 đến 50 người, tất cả đều
tình nguyện đi học để phục vụ.
Về sau bác sĩ Trần Minh Tùng Tổng trưởng Y tế, có yêu cầu được sử dụng bịnh viện
Nguyễn Trung Trực làm một thí điểm thực tập y khoa. Sau 1975, bác sĩ Nguyễn Văn
Hưởng, cựu Bộ trưởng Y tế Hà Nội, có đến đây nghiên cứu về sự phối hợp Đông Y
và Tây Y.
Khi Cộng Sản chiếm miền Nam, họ gởi binh sĩ Việt Cộng đến nằm tại bịnh viện
Nguyễn Trung Trực, bề ngoài nói là để điều trị, nhưng bề trong là để dò xét.
Khi Việt Cộng đem tàu đến chở thuốc men của bịnh viện đi, thì dân chúng phản đối
nói rằng bịnh viện và thuốc men là của nhân dân, chớ không phải của “Mỹ Ngụy”
như Việt Cộng nói để lấy cớ mà tịch thâu. Một phái đoàn y tế từ Bắc Việt đến viếng
bịnh viện gồm có 4 tiến sĩ dân y, 2 bác sĩ, 2 phó tiến sĩ cầm đầu bởi Tổng Thư
ký Bộ y tế. Viên tỉnh Ủy Việt Cộng từ Cao Lãnh tên là Ba Ngân, vốn là một ngư
phủ, được bổ nhậm làm quản lý bịnh viện, với 2 bác sĩ và 16 cán sự y tế Việt Cộng.
Họ làm việc không có kết quả và dân chúng không tin cậy khả năng y tế của bác
sĩ Việt Cộng...” (*)
4 - Viện Đại Học Hòa Hảo
Một thực
hiện đáng kể khác là Viện Đại Học Hòa Hảo thành lập năm 1970, tại Long Xuyên,
do sáng kiến và nỗ lực vận động thực hiện của ông Lê Phước Sang, một thanh niên
tiến bộ Phật Giáo Hòa Hảo. Trong thời gian du học tại Hoa Kỳ (Trường Cao học về
Bang giao Quốc tế — University of Pittsburg Graduate School of Public and
International Affairs) ông nhận định mối liên hệ nhân quả giữa trình độ giáo dục
của một quốc gia với trình độ phát triển của quốc gia đó, cho nên naœy ra ý định
thiết lập Viện Đại Học Hoà Hảo để giúp khối nông dân miền Tây nâng cao trình độ,
thoát ra khỏi tình trạng giáo dục thường xảy ra trong các xã hội chậm tiến: chỉ
có thiểu số thị dân được cơ hội thăng tiến trong khi đại khối nông dân trì trệ
trong trình độ giáo dục hậu tiến.
Đó cũng là thực trạng xã hội Việt Nam. Hệ thống giáo dục phổ thông cấp trung học
được phát triển, từ tình trạng giới hạn ở tỉnh lÿ đã lan rộng xuống các quận lÿ
trong thập niên 1960. Nhưng hệ thống đại học chưa phát triển đủ để đáp ứng nhu
cầu của sự gia tăng sĩ số và của mục tiêu nâng cao trình độ kiến thức dân chúng
trong một quốc gia đang phát triển ở cuối thế kỷ 20. Lúc đó các đại học tập
trung ở Sàigòn, Huế, Đà Lạt, Cần Thơ. Cố nhiên người thanh niên Phật Giáo Hòa Hảo
có quyền đến học ở bất cứ đại học nào, nhưng sự hiện diện một trường đại học
Hòa Hảo tất nhiên có tác dụng kích thích đặc biệt cho lớp trẻ tín đồ Phật Giáo
Hòa Hảo, số tín đồ bước vào đại học sẽ gia tăng, số cán bộ được đào tạo sẽ tăng
gia, và trình độ kiến thức nói chung của khối nông dân này sẽ tăng lên, để sau
một thời gian nào đó, sẽ bắt kịp mức tiến bộ chung của các tầng lớp dân chúng
khác trong xã hội.
Cứ nhìn vào hệ thống giáo dục Trung học, Đại học, hệ thống Tiểu chủng viện, Đại
chủng viện của tổ chức Thiên Chúa Giáo tại Việt Nam, ta thấy rằng giáo dục đã
đào tạo cho tôn giáo này một số cán bộ có trình độ cao hơn cán bộ các tôn giáo
khác, và nhiều hơn cả về số lượng. Giáo dục cấp đại học cũng còn là một phương
tiện có khả năng đưa tổ chức Phật Giáo Hòa Hảo từ bình diện địa phương lên bình
diện quốc gia và quốc tế, như quan niệm của ông Lê Phước Sang: “Chiếc phản lực
cơ Phật Giáo Hoà Hảo chưa hề có dịp cất cánh, có thể một ngày nào đó cất cánh
bay lên không gian, phát huy khả năng và tiềm lực...”
Mục đích của Viện Đại Học Hòa Hảo được ghi nhận như sau:
1. Đào tạo chuyên viên và cán bộ lãnh đạo các ngành thiết yếu để góp phần xây dựng
phát triển miền Tây, phát huy tiềm năng phục vụ quốc gia và xã hội của khối
nông dân Phật Giáo Hoà Hảo.
2. Làm cho khối chuyên viên cán bộ do Viện Đại Học Hoà Hảo Sản xuất được thấm
nhuần tinh thần yêu nước và trách nhiệm phục vụ, xuyên qua việc giảng dạy giáo
lý Phật Giáo Hòa Hảo như một môn học bắt buộc.
3. Làm cho khối chuyên viên cán bộ do Viện Đại Học Hòa Hảo Sản xuất có khả năng
nói và viết ngoại ngữ để có thể hấp thụ các kiến thức của nền văn minh Tây
Phương, và có căn bản sinh ngữ để tiến lên những bình diện kiến thức cao hơn
sau khi ra trường. Vì thế môn học ngoại ngữ được đặc biệt chú ý, học rất nhiều
giờ, và là một môn học bắt buộc, sinh viên không đạt đủ điểm tối thiểu không được
tốt nghiệp.
Theo các mục đích nêu trên, Viện Đại Học Hòa Hảo nhằm đạo tào lớp chuyên viên
và cán bộ lãnh đạo, có kiến thức, nhưng phải có thêm đạo đức và tinh thần yêu
nước. Ngoại ngữ được xem là một nấc thang để lớp người này thâu nhận thêm kiến
thức văn minh tiến bộ, hòa hợp với văn minh đạo học truyền thống để xây dựng một
xã hội Việt Nam tiến bộ tự do nhưng công bằng nhân đạo theo chủ hướng giáo lý
Phật Giáo Hòa Hảo.
Viện Đại Học Hòa Hảo, ngoài các mục tiêu thông thường của các cơ sở giáo dục
cao cấp, còn có mục tiêu đặc thù là thể hiện giáo lý Phật Giáo Hòa Hảo trong sự
giáo dục con người, đào tạo mẫu người mới có kiến thức, nhưng phải có thêm đạo
đức.
Khai giảng niên khóa đầu tiên vào giữa năm 1970 trong một trường sở tạm là
trung tâm sinh hoạt cộng đồng tỉnh An Giang, Viện Đại Học Hòa Hảo sau dời về cơ
sở quy mô trên mé sông Hậu Giang, gần cầu Bắc Vàm Cống tỉnh Long Xuyên, được kiến
tạo trong thời gian kỷ lục với nỗ lực tự nguyện của Giáo Hội và tín đồ Phật
Giáo Hòa Hảo. Hoa Kỳ có giúp đỡ bằng cách cho xáng múc và thổi đất từ lòng sông
lên làm nền xây cất khuôn viên Đại Học.
Chương trình học gồm có:
— Phân khoa Thương mại Ngân hàng
— Phân khoa Khoa học Quản trị
— Phân khoa Giao dịch và Bang giao Quốc tế
— Phân khoa Nông nghiệp
— Phân khoa Văn khoa và Sư phạm
— Trung tâm Sinh ngữ
— Phân khoa Đông y
Ban giảng huấn gồm các giáo sư đại học do Viện Đại Học Hòa Hảo mời và một số
giáo sư của hai viện Đại Học Saigon, Cần Thơ. Hội Đồng Trị Sự Trung Ương Giáo Hội
Phật Giáo Hòa Hảo bảo trợ Viện Đại Học này, ngoài ra còn có nhiều nhân vật có vị
thế trong bộ máy chánh quyền lúc đó. Tại các quốc gia Hoa Kỳ, Pháp, Nhựt, Trung
Hoa Dân Quốc, Đại Hàn, Tây Đức, có các chi bộ bảo trợ Viện Đại Học Hòa Hảo, tạo
thành tiềm lực phát triển của Viện Đại Học này.
Tháng 3-1975, lễ phát bằng cử nhân đầu tiên của Viện Đại Học Hòa Hảo được cử
hành, với hơn 500 sinh viên tốt nghiệp ở mọi phân khoa. Số sinh viên tốt nghiệp
này được xem là các cán bộ đầu tiên cung cấp bởi Viện Đại học Hòa Hảo cho guồng
máy sinh hoạt công quyền và khu vực tư nhân các ngành, đặc biệt tại các tỉnh miền
Tây. (*)
Công tác giáo dục của Phật Giáo Hòa Hảo trong sinh hoạt nội bộ cũng được phát
triển khá sâu rộng khắp các tỉnh quận. Hai hệ thống giáo dục cán bộ được khai giảng
khởi đầu từ năm 1966, để đào tạo:
a. cán bộ sự viên của hệ thống hành chánh,
b. cán bộ giáo lý và tu sĩ của hệ thống phổ thông giáo lý.
Sự phát triển của hai hệ thống giáo dục này từ cấp trung ương xuống cấp quận,
xã liên tục từ 1966 đến 1975, đã đào tạo hàng chục ngàn cán bộ, kết thành cái
sườn của Giáo Hội, đồng thời trở thành tiềm lực phát triển của tổ chức Phật
Giáo Hòa Hảo trong giai đoạn phục hoạt và cơ cấu hóa 1964-1975. Tài liệu của
tác giả Hinh Phương cho biết những con số biểu dương sự phát triển này như sau:
HỆ THỐNG BAN TRỊ SỰ PHẬT GIÁO HÒA HẢO
A. Hội Đồng Trị Sự Trung Ương.
B. Các Ban Trị Sự Tỉnh:
An Giang, Châu Đốc, Sa Đéc, Kiến Phong, Kiên Giang, Vĩnh Long, Phong Dinh, Bạc
Liêu, Chương Thiện, An Xuyên, Ba Xuyên, Biên Hòa, Gia Định, Vĩnh Bình, Kiến
Hòa, Kiến Tường, Lâm Đồng, Tuyên Đức, Ninh Thuận, Phú Yên, Bình Định, và liên tỉnh
Long An Định Tường.
C. Các Ban Trị Sự Thị Xã
Saigon, Cần Thơ, Mỹ Tho, Rạch Giá, Vũng Tàu, Đà Lạt.
D. Các Ban Trị Sự trực thuộc Trung Ương:
Thánh Địa Hòa Hảo, Xã Thiện Từ.
E. 82 Ban Trị Sự cấp quận
476 Ban Trị Sự cấp xã
3100 Ban Trị Sự cấp ấp
CƠ Sở TỰ VIỆN
213 chùa chiền, tự viện
468 độc giảng đường
452 hội quán
2876 văn phòng
NHÂN SỰ
36500 trị sự viên các cấp
2679 tu sĩ và nhân viên tại các tự viện
10.000 nhân viên và khóa sinh ngành Phổ thông Giáo lý (*)
5 - Dư Luận
Ngoại Quốc Đối Với PGHH
Sức phát
triển của tổ chức Phật Giáo Hòa Hảo trong giai đoạn 1964-1965 được diễn taœ như
một sự “bùng dậy của những tiềm lực bị đè nén từ lâu ngày” cho nên có khả năng
tăng trưởng mau chóng. Cũng trong tiến trình phát triển này, Phật Giáo Hòa Hảo
không tránh khỏi các “căn bệnh của phát triển”. Đó là sự phân hóa nội bộ.
Tuy nhiên, sự đóng góp của khối quần chúng Phật Giáo Hòa Hảo vào việc phát triển
kinh tế và an ninh Hậu Giang cũng là một sự kiện cụ thể. Ký giả Francois Sully
viết trên Newsweek năm 1965 như sau:
MỘT THIÊN ĐÀNG HẠ GIỚI
Trở lại Việt Nam lần này, nhà chuyên môn phiến loạn Edward Lansdale (Lời người
dịch: Trung tướng Lansdale là phụ tá của Đại sứ Cabot Lodge) đã thấy cảnh vật
biến đổi như “tang hải thương điền”. Mặc dù được viện trợ Mỹ dồi dào, vùng đất
màu mỡ này hiện đang bị Việt Cộng từ từ bóp nghẹt về kinh tế, trừ một tỉnh đặc
biệt là tỉnh An Giang. Đó là một tỉnh nằm trong vựa lúa theo lưu vực sông Cửu
Long, cách Saigon 150 cây số về phía Tây Nam.
Vùng đất ruộng cò bay thẳng cánh với những kinh rạch xum xê này là căn cứ của đạo
Phật Giáo Hòa Hảo.
Cách đây gần một năm, tín đồ nông dân Phật Giáo Hòa Hảo tại An Giang là nạn
nhân của một phong trào khủng bố có chủ trương rõ rệt. Việt Cộng đến bắt cóc và
ám sát những viên chức trong xã lần lượt hết người này đến người khác. Nhưng
thay vì chịu khuất phục cường lực, đoàn thể Phật Giáo Hòa Hảo dám cương quyết
khôn khéo chống lại bọn khủng bố. Và họ đã thắng.
Suốt thời gian Ngô Đình Diệm, các lãnh tụ Phật Giáo Hòa Hảo bị “đặt ra ngoài
vòng phá luật” nhưng mới đây, Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ Chủ Tịch Ủy Ban Hành
Pháp Trung Ương đã có một quyết định khôn khéo là thừa nhận tư cách pháp nhân của
Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo.
Làm như vậy là Thủ tướng Kỳ hy vọng đem về cho chánh phủ sự hợp tác của hệ thống
lãnh đạo chặt chẽ hiện nay trong Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo, kết hợp từ Ban Trị
Sự Trung ương xuống đến các Ban Trị Sự Xã. Hệ thống trị sự Phật Giáo Hòa Hảo đã
nắm vững được một khối quần chúng khổng lồ ước lượng là hai triệu tín đồ, và
luôn cả guồng máy hành chánh trong 11 tỉnh miền Hậu Giang.
Về phần Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo, với một tinh thần tự quyết, họ không muốn
làm gì hơn là được chánh quyền để yên cho họ tự giải quyết và điều khiển các vấn
đề nội bộ của họ.
Trên phương diện này, họ đã đạt được kết quả mỹ mãn. An Giang, tín đồ nông dân
Phật Giáo Hòa Hảo chiếm 80% trong số 430.000 người. Các lực lượng nghĩa quân và
địa phương quân tại đây gồm toàn tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo, đã đủ khả năng bảo vệ
an ninh chống lại Việt Cộng mà không cần đến sự tiếp viện của quân đội chủ lực.
An Giang tuyệt đối an ninh, muốn đến đâu cũng được, không lo ngại chi cả, nên
những cố vấn Mỹ đã tự do lái xe đi khắp nơi không cần đem theo võ khí nào ngoài
chiếc máy quay phim 35 ly.
An Giang cũng rất thịnh vượng, thực phẩm dồi dào, ngon lành, thu hút nhiều du
khách đến thưởng thức.
Điển hình là xã Phú Hòa, một xã nằm nơi ngã ba hai con sông. Đây là một bức
tranh đồng quê êm aœ, với các phụ nữ xuống hồ tắm heo, với các em bé thơ ngây
đang bơi lội phô bày làn da bánh ếch mặn mà. Đây, một bác nông phu có chùm râu
cằm phơ phất đang cầm sợi dây xích dắt con rái cá đi du ngoạn một cách nhàn hạ.
Nhưng điều hãnh diện của dân làng chính là chiếc máy đèn luôn luôn được lau
chùi như còn mới tinh. (An giang là tỉnh duy nhất ở Hậu Giang có hệ thống điện
hóa nông thôn).
Nền hành chánh xã Phú Hòa nằm trong tay của một Hội đồng xã gồm sáu nhân viên.
Bố cáo thì dán ngay trên thân cây dừa cho dân xem. Một Ban Trị Sự xã của Phật
Giáo Hòa Hảo gồm chín vị tín đồ kỳ cựu vừa lo việc cúng bái tu hành lại vừa để
ý canh chừng bọn cán bộ Việt Cộng. Và cứ mỗi đêm, đoàn Thanh Niên Chiến Đấu
chia phiên canh gác. Như vậy có thể nói là toàn dân trong phần xã đều tham gia
việc bảo vệ an ninh.
Bất cứ giờ nào, ta cũng thấy từng nhóm nhỏ dân cư xã Phú Hòa đang cầu nguyện
trước bàn Thông Thiên. Và từ những độc giảng đường quét vôi màu dà, tiếng giảng
kinh theo các ống loa phóng thanh ra vang động cả vùng chợ làng.
Một trị sự viên Phật Giáo Hòa Hảo nói rằng:
— Đạo chúng tôi không chủ trương cất chùa to dựng Phật lớn, chúng tôi chú trọng
đến sự giản dị, và lòng thành tự trong tâm phát ra...
Chính đó là những đức tính làm cho Việt Cộng khó bề uy hiếp được. (*)
Một nhân vật khác trong bộ máy công quyền Hoa Kỳ phục vụ tại Việt Nam, ông
Louis Wiesner, đã có cảm nghĩ như sau:
“Tôi là một nhân viên ngoại giao hồi hưu sau 32 năm trong ngành này. Tôi đã phục
vụ trong cơ quan CORDS từ tháng 12-1967 đến giữa 7-1970.
Tổ chức Hòa Hảo đã thành công thật tốt đẹp đẩy lui trại hưởng và tổ chức Việt Cộng
ra khỏi các vùng Hòa Hảo, tôi từng đến An Giang, Châu Đốc, nhận thấy tình trạng
an ninh và thịnh vượng đặc biệt.
Tôi tự hỏi: Vì sao quý vị lại đạt được thành quả đó mà nơi khác không thể đạt
được? Có những bài học nào rút ra được từ kinh nghiệm Hòa Hảo để áp dụng cho
nơi khác?” (*)
Sau đây là nhận xét của tác giả John Haseman về phong trào Phật Giáo Hòa Hảo
Sau khi chế độ Đệ nhất Cộng Hòa sụp đổ, các chánh phủ tại Saigon đều nhận thức
được vị thế trại hưởng của Phật Giáo Hòa Hảo. Khối quần chúng với tiềm lực ở
vùng châu thổ sông Cửu Long, và khả năng đối phó hữu hiệu với các đơn vị cộng Sản,
Phật Giáo Hòa Hảo bây giờ được các giới chánh trị tại Saigon yêu cầu ủng hộ. Và
Phật Giáo Hòa Hảo đã ủng hộ các chánh phủ quốc gia sau Diệm, từ Dương Văn Minh
đến Nguyễn Văn Thiệu. Tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo tham dự vào chánh quyền ở các cấp
từ xã ấp đến trung ương. Nhiều đại biểu Phật Giáo Hòa Hảo tham gia Quốc Hội Việt
Nam.
Trong tình trạng đó, Phật Giáo Hòa Hảo có điều kiện tốt để phát triển Giáo Hội.
Nhờ tiềm lực quần chúng Phật Giáo Hòa Hảo mà làng xóm được an ninh, nơi nào có
tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo cư ngụ, vùng đó an ninh được bảo đảm ở mức cao.
Tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo tham gia vào các đơn vị địa phương quân và dân vệ, bảo
vệ an ninh trong vùng và cắt đứt nguồn tiếp tế lương thực của Việt Cộng. Họ được
hưởng lương bổng quyền lợi thấp hơn quân đội chánh quy, trang bị võ khí yếu kém
hơn, nhưng họ ưng ý vì chiến đấu ngay tại vùng sanh quán của họ. Đó cũng là tâm
lý chung của người Việt Nam rất tha thiết và gắn bó với làng xã của mình. Tín đồ
Hòa Hảo lại còn thêm sự gắn bó với tôn giáo của họ.
Hiệu năng chiến đấu của Phật Giáo Hòa Hảo thể hiện rõ ràng trong tình trạng an
ninh tốt đẹp các tỉnh đông tín đồ. Dù cho đó là một tỉnh kế cận vùng bất an
ninh như tỉnh Châu Đốc giáp giới Cao Miên, tỉnh Kiến Phong với Đồng Tháp Mười,
thế mà các tỉnh này đã được bảo vệ an ninh vững vàng, được xem là an ninh bậc
nhứt, nhì trong nước.
Đặc biệt nhứt là tình trạng an ninh tỉnh An Giang. Phái đoàn cố vấn Hoa Kỳ
không phải bận tâm nhiều đến tỉnh này, vì an ninh đã có sẵn không cần đến sự
can thiệp của Hoa Kỳ. Có an ninh như thế chính yếu là nhờ tinh thần cương quyết
của tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo, không để cho Việt Cộng đến phá rối làng xóm mình.
An Giang trở thành một ốc đảo hòa bình thạnh vượng trong một quốc gia lâm chiến.
Tại đây, không cần phải có đơn vị quân đội chánh quy đông số, chỉ cần một số nỗ
lực ngăn chặn sự xâm nhập của các đơn vị Việt Cộng vào phạm vi lãnh thổ tỉnh
này. Quân số toàn tỉnh An Giang cũng thấp hơn các tỉnh khác. Lời một trung sĩ gốc
Hòa Hảo:
“Tại xóm tôi, không cần phải canh gác. Cha mẹ tôi không bao giờ đóng thuế cho
Việt Cộng. Bất cứ lúc nào tôi cũng có thể thả bộ đi sang xóm bên cạnh mà không
lo sợ chi cả. Tôi mong rằng các con tôi cũng được sống an bình như thế này mãi.
Chiến tranh quá nhiều rồi. Đó là lỗi tại bọn Việt Cộng, không có Việt Cộng thì
làm gì có chiến tranh. Như xóm tôi đây làm gì có chiến tranh.”
Thời kỳ 1964-1975 cũng đánh dấu một bước mới của tổ chức Phật Giáo Hòa Hảo
trong một nền dân chủ còn phôi thai tại Việt Nam. Các tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo
bắt đầu bước ra khỏi lãnh vực nội bộ, và hoạt động trong cơ chế dân chủ của thời
Đệ nhị Cộng Hòa. Họ tham gia ứng cử vào chức vụ đại biểu của dân trong các cơ
quan dân bầu tại địa phương (Hội đồng Tỉnh) và quốc gia (Thượng viện, Hạ viện).
Tại nhiều tỉnh họ chiếm đa số đại biểu.
Trong cuộc bầu cử Hội đồng Tỉnh năm 1965, tại các tỉnh An Giang, Châu Đốc, tất
cả đại biểu nhân dân đều là tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo; tại các tỉnh Kiến Phong,
Vĩnh Long, Phong Dinh, tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo chiếm 80% số ghế đại biểu. Tỷ lệ
này cũng thể hiện trong cuộc bầu cử Quốc Hội Lập Hiến Việt Nam Cộng Hòa
11-9-1965, liên danh đắc cử cao phiếu nhứt trên toàn quốc là liên danh của tín
đồ Phật Giáo Hòa Hảo tại An Giang. Những cuộc bầu cử dân biểu Hạ viện và Nghị
sĩ Thượng viện Việt Nam Cộng Hòa sau đó cũng thể hiện tỷ lệ kết quả như trên.
Điều này chứng minh tiềm lực quần chúng của tổ chức Phật Giáo Hòa Hảo.
6 - Lực
Lượng Cách Mạng Dân Tộc Việt
Một nỗ lực
đấu tranh khác trên bình diện cách mạng và chánh trị của tổ chức Phật Giáo Hòa
Hảo trong giai đoạn này, là sự hình thành một lực lượng tổng hợp các khuynh hướng
và nhân vật cách mạng, mang tên là Lực Lượng Cách Mạng Dân Tộc Việt.
Sau khi đất nước Việt Nam bị chia hai (1954) các Đảng phái và nhân vật có
khuynh hướng quốc gia dân tộc tập trung vào Miền Nam. Uy quyền thực dân Pháp đã
chấm dứt, nhưng các chế độ cộng hòa sau đó ở Miền Nam thiếu bản chất cách mạng,
nên nặng khuynh hướng dựa vào sức mạnh ngoại bang để tồn tại.
Những thành phần ưu tú, trung kiên của các đoàn thể cách mạng, và các nhân sĩ
quân nhân yêu nước chân chính, đã thực hiện một cuộc kết hợp lịch sử. Khởi đầu
là Phong trào Cách mạng Dân tộc, được thành lập do sáng kiến của bác sĩ Nguyễn
Xuân Chữ, và Cụ Phan Bá Cầm (tháng Tư, 1964).
Bước đầu là nghiên cứu các chủ thuyết và cương lĩnh của các Đảng cách mạng (Duy
Dân, Đại Việt, Quốc Dân Đảng, Phục Quốc Hội, Đại Việt Quốc Xã, Việt Nam Cách Mạng
Đồng Minh Hội...) để hóa giải các dị biệt, dung hợp tinh hoa các chủ thuyết
khác nhau, tiến tới mục tiêu: một tổ chức duy nhứt, một chủ thuyết duy nhứt, một
cương lĩnh duy nhứt của tất cả các lực lượng cách mạng dân tộc Việt Nam.
Sau nhiều năm kiên trì và tích cực ươm mầm, vun bón, nghiên cứu, chuẩn bị, cuộc
kết hợp lịch sử được thực sự thành hình: LỰC LƯỢNG CÁCH MẠNG DÂN TỘC VIỆT chính
thức ra đời ngày 15-5-1968, với thành phần cốt cán các đoàn thể cách mạng đã dầy
công gian khổ đấu tranh cho sự sống còn của Dân Tộc Việt:
— Việt Nam Dân Chủ Xã Hội Đảng (chánh Đảng của Phật Giáo Hòa Hảo)
— Việt Nam Phục Quốc Hội (chánh Đảng của Cao Đài Giáo)
— Đại Việt Quốc Dân Đảng
— Đại Việt Duy Dân
— Đại Việt Quốc Xã
— Việt Nam Quốc Dân Đảng
— Các nhân sĩ cách mạng.
Phật Giáo Hòa Hảo-Dân Xã Đảng nhờ có cơ sở quần chúng và phương tiện cơ hữu,
cho nên đã đóng góp tích cực vào sự hình thành cũng như điều hành, duy trì và
phát triển Lực Lượng Cách Mạng Dân Tộc Việt, từ 1964 đến 1975. Lực Lượng Cách Mạng
Dân Tộc Việt đã bị chánh quyền Đệ nhị Cộng Hòa tấn công mãnh liệt trong những
năm sau cùng của chế độ.
Bác sĩ Nguyễn Xuân Chữ là Chủ tịch đầu tiên của Lực Lượng Cách Mạng Dân Tộc Việt.
Ông từ trần năm 1967, và sau đó lực lượng này được lãnh đạo bởi Chủ tịch đoàn
do ông Phan Bá Cầm làm Chủ tịch. Sau biến cố 1975, nhiều lãnh tụ Lực Lượng Cách
Mạng Dân Tộc Việt đã qua đời trong các khám đường của Cộng Sản Việt Nam: Phan
Bá Cầm, Tạ Nguyên Minh, Trần Quang Vinh, Nguyễn Xuân Tiến... Lãnh tụ Xuân Tùng
Dương Như Thuấn (Việt Nam Quốc Dân Đảng ) và Phạm Quốc Trị qua đời trong thời kỳ
lưu vong hải ngoại.
Lực Lượng Dân Tộc Việt được xem là một tổ chức thuần túy dân tộc, cách mạng
chân chánh, chưa hề tham gia bất cứ chánh quyền nào ở Việt Nam cho đến 1975, bởi
không chấp nhận tiếp tay cho chánh sách ưu quyền của đế quốc.
Ngoài thành phần lãnh đạo và cán bộ gồm nhiều lớp tuổi: lão thành, trung niên,
thanh niên đã từng hoạt động tham gia công cuộc cách mạng giải phóng dân tộc,
còn có hậu thuẫn lớn lao của quần chúng, đặc biệt trong hai tôn giáo lớn ở Miền
Nam là Phật Giáo Hòa Hảo và Cao Đài, với tổng số quần chúng khoảng bốn triệu
người. Lực Lượng Dân Tộc Việt, ngoài phẩm chất cách mạng đấu tranh, còn có lớp
cán bộ chuyên viên ưu tú các ngành, xuất thân từ các đại học kỹ thuật tại các
quốc gia tân tiến, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu tái thiết, phát triển nước Việt Nam
tương lai, thành một quốc gia phồn thịnh, tân tiến.
Tóm lại, giai đoạn 1964-1975, tuy hoàn cảnh có khá hơn trước để phát triển, tổ
chức Phật Giáo Hòa Hảo cũng chỉ mới đạt được một số thành quả giới hạn, bởi vì
cả Cộng Sản lẫn Chánh quyền quốc gia vẫn tìm mọi cách để kềm hãm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét