Chủ Nhật, 14 tháng 4, 2024

TỔNG HỢP HỘI NGHỊ LIÊN KẾT NGƯỜI VIỆT QUỐC GIA HẢI NGOẠI


Hội Nghị Liên Kết Người Việt Quốc Gia Hải Ngoại đã được tổ chức trong hai ngày 11 và 12 tháng 10, 2015 tại khách sạn Courtyard Marriott Dun Loring, Fairfax, VA
-         Khai mạc: 10 giờ sáng Chủ Nhật 11 tháng 10, 2015 
-         Thảo luận: Chiều Chủ Nhật 11-12-2015 và sáng thứ Hai 12-10-2015 
-         Số đại biểu tham dự: Đính kèm danh sách. 
-         Điều Hợp Đoàn: Ô. Đoàn Hữu Định – BS Đỗ Văn Hội – Ô. Nguyễn Văn Tánh. 
-         Chủ Tọa Đoàn lúc bầu cử: MS Ngô Đắc Lũy – Ô. Huỳnh Hiệp (PG Hòa Hảo) – Ô. Sinh Cẩm Minh (Cao Đài)

-         Phụ trách bỏ phiếu: Ô. Châu Ngọc An – Phụ giúp: Jennifer Nguyen, Trần Công Thức, Nguyễn Thanh Thụy..

 VĂN KIỆN CĂN BẢN

BS Đỗ Văn Hội trình bày dự án về Hội Nghị Liên Kết đã được phổ biến đến các đại biểu ghi danh tham dự trước đây và đã được đúc kết trước khi Hội Nghị khai diễn.

Các đại biểu đã thảo luận các điểm sau đây:

1-   Mục đích, đối tượng, mô hình Liên Kết
2-   Bầu cử các cơ chế
3-   Nhiệm vụ của các cơ chế

Dưới đây là bản dự án đã được chấp thuận có sửa đổi.

Lời Nói Đầu:

Năm 2015 đánh dấu 40 năm Cộng Sản miền Bắc chiếm trọn miền Nam Việt Nam, áp đặt một chế độ độc tài toàn trị lên hai miền Nam Bắc. Cho đến ngày hôm nay, hơn 90 triệu đồng bào trong nước vẫn phải sống dưới ách kìm kẹp của đảng Cộng Sản. Họa xâm lăng từ phương Bắc đã thành hiện thực, nguy cơ mất nước đã đến gần.
- Tại Quốc Nội, cuộc đấu tranh của đồng bào đòi tự do dân chủ và vẹn toàn lãnh thổ ngày càng dâng cao bất chấp thường xuyên bị đàn áp, bắt bớ, giam cầm. Tại Hải Ngoại, trong 40 năm qua Người Việt tỵ nạn đã có nhiều nỗ lực kết hợp nhưng chưa thành công vì chưa gặp cơ hội thuận tiện.
- Ai cũng biết Người Việt tại hải ngoại cần có tiếng nói chung trước Quốc tế và cần có một tập thể vững mạnh để hỗ trợ hiệu quả cho cuộc đấu tranh của đồng bào quốc nội.
Sau thời gian dài thăm dò, vận động, thảo luận, nay đã đến lúc cần xúc tiến việc liên kết mặc dù vẫn còn một số trở ngại.
































I-                 Mục đích của Hội nghị Liên kết Người Việt Quốc Gia Hải ngoại:
         
1-   Liên kết các Cộng đồng, các Tổ chức, Hội đoàn Xã hội, Chính trị và các cá nhân nhằm tạo tiếng nói chung cho Người Việt Quốc Gia tại Hải ngoại để:
1.1- Có khả năng gây ảnh hưởng đến các chính sách của chính phủ nơi cư trú nhằm vận động Nhân quyền, Tự do và Dân Chủ cho Việt Nam.
1.2- Có đủ nhân lực và tài lực thực hiện những mục tiêu và các công tác đề ra; yểm trợ công cuộc tranh đấu đòi tự do dân chủ tại Việt Nam.
2-   Hội Nghị Liên Kết không thành lập một đảng hay tổ chức chính trị mà chỉ cử ra một cơ chế bất vụ lợi có địa bàn hoạt động trên thế giới.
3-   Trong giai đoạn đầu, Hội Nghị thành hình một Ủy Ban nhằm liên lạc với các cộng đồng người Việt khắp nơi, phối hợp công tác và vận động tổ chức một Đại Hội qui mô trong vòng 1 năm.
4-   Đại Hội Liên Kết sẽ được tổ chức vào tháng 10, 2016,
Địa điểm: sẽ dược ấn định sau

II-              Đối tượng của Liên Kết: Bao gồm những Cộng Đồng, Tổ chứccá nhân theo tiêu chuẩn như sau:
1- Các "Cộng đồng" được bầu cử dân chủ và hợp lệ, sinh hoạt bất vụ lợi tại mỗi địa phương.
2- Các “Tổ chức” (như Hội Đoàn Cựu Quân nhân, Hành Chánh, Dân Sự, Đảng Chính Trị, các Tôn giáo...) được thành lập hợp lệ và hoạt động bất vụ lợi.
3- Các Cựu Tướng Lãnh, các cấp Chỉ Huy Quân lực VNCH, Cựu Viên Chức  Chính phủ VNCH trước năm 1975. 
4- Thân hào-Nhân sĩ người Việt Quốc Gia đang hoặc từng đóng góp phục vụ bất vụ lợi cho cộng đồng và người Việt tại hải ngoại (ngoài các Cộng Đồng và Tổ Chức kể trên) trong các lãnh vực như: Văn Hóa, Giáo Dục, Khoa Học, Nghể Nghiệp, Dân Sinh, Thiện Nguyện, Thể Thao, Thanh Niên, Báo Chí, Truyền Thông … được mọi giới tín nhiệm trong tư cách và uy tín lãnh đạo.

III-         Hình thức tham dự Hội Nghị Liên Kết:

1-   Tham dự: Các đại biểu có thể tham dự HNLK bằng những hình thức như sau:
11-                     Trực tiếp tham dự tại hội nghị.
12-                     Gián tiếp bằng ủy quyền.
13-                     Qua các phương tiên truyền thông trực tiếp: US Stream – Skype – Teleconference v.v..
2-   Tính cách tham dự Hội Nghị:
a.     Đại Biểu: là đại diện các Cộng Đồng, Đoàn Thể, Tổ Chức có hoạt động tầm vóc quốc gia và thế giới.
b.    Thân Hào – Nhân sĩ – Quan Khách.
c.     Báo chí truyền thông.
3-   Phát biểu và biểu quyết:
21-             Tất cả tham dự viên đều có quyền phát biểu ý kiến trong ôn hòa, xây dựng, hợp tác, thời lượng do chủ tọa đoàn ấn định.
22-             Đại biểu có quyền phát biểu và bỏ phiếu. Mỗi đại biểu tham dự được MỘT PHIẾU như các Trưởng đòan Đại biểu chính thức.
23-             Cộng đồng có dân số Người Việt từ 10,000 trở lên được quyền 2 PHIẾU. Cộng Đồng có trên 100,000 ngưởi Việt có 3 PHIẾU.
24-             Mỗi đại biểu chỉ có thể nhận 2 phiếu ủy nhiệm từ các đại biểu không thể tham dự, với sự ủy nhiệm hợp lệ bằng thư, email.
25-             Các Thân hào-Nhân sỹ: có quyền phát biểu đóng góp ý kiến, và theo quyết định của Hội Nghị chấp thuận, có quyền bỏ phiếu (1 phiếu mỗi vị).

4-   Ban Bầu Cử: Hội nghị đề cử một Ban Bầu Cử có trách nhiệm tổ chức bầu cử và kiểm phiếu. Cuộc bầu cử các thành viên trong các Ủy Ban theo thể thức đơn danh và kín.

IV-          Mô Hình Liên kết:
Để đạt những mục tiêu ghi trên, 2 mô hình Liên kết được đề nghị để thảo luận và biểu quyết lựa chọn một với đa số 2/3 tổng số Đại biểu tham dự Hội nghị.

Sau khi thảo luận, hội nghị đã biểu quyết chấp thuận mô hình B với một vài sửa đổi với tuyệt đại đa số, chỉ có 1 phiếu chọn mô hình A.

Chi tiết Mô hình B như sau:
Hội Nghị Liên Kết Hải Ngoại đã thành lập hai cơ chế như sau:

21- "Ủy Ban Vận Động Liên Kết Người Việt Quốc Gia Hải Ngoại”, gọi tắt là “Ủy Ban Vận Động Liên Kết” (Viết tắt: Ủy Ban VĐLK).

211- Nhiệm vụ của Ủy Ban VĐLKHN: (1) các thành viên vận động, mời các Cộng Đồng, Tổ Chức, Thân Hào Nhân Sĩ tham gia Ủy Ban, (2) vận động tổ chức một Đại Hội Liên Kết Hải Ngoại trong vòng 1 năm, kiểm soát các hoạt động của Ban Liên Lạc và Phối hợp (điều 22).

212- Cách thức thành hình: Mỗi "Cộng đồng" hoặc "Tổ chức” tham dự Hội Nghị cử 1 đại biểu vào Ủy Ban VĐLKHN. Các đại biểu trong Ủy Ban có quyền ngang nhau khi biểu quyết, mỗi vị 1 phiếu. Có thể ủy quyền nếu không tham dự được.
213- Ủy Ban VĐLKHN bầu Ban Thường Trực theo thể thức đơn danh và kín để điều hành Ủy Ban.
214- Các Cộng đồng và Tổ chức có quyền ngưng tham gia Ủy Ban VĐ Liên Kết HN bằng cách gửi thư yêu cầu và sau  khi nhận được thông báo đồng ý của Ủy Ban LKHN.
215- Các Cộng Đồng, Tổ Chức có thể gia nhập Ủy Ban VĐLKHN sau này theo những điều lệ quy định của Ủy Ban.
216- Trong vòng 1 tháng, Ủy Ban VĐ Liên Kết Hải Ngoại (qua phương tiện liên lạc truyền thông) sẽ phải thông qua bản Nội Qui Sinh Hoạt của Ủy Ban. Phiên họp đầu tiên do Ủy Ban Liên Lạc và Phối Hợp tổ chức (xem đ. 22 ở dưới). Các phiên họp kế tiếp sẽ do Chủ Tịch Ủy Ban Liên Kết HN triệu tập.
217- Ủy Ban LKHN họp 3 tháng 1 lần, có thể thực hiện qua các hệ thống thông tin viễn liên.

22- “Ban Liên Lạc và Phối Hợp (Ban LL/PH)

          221- "Ban Liên Lạc và Phối Hợp" được Hội Nghị Liên Kết HN thành lập trong Hội Nghị lấy từ các thành viên trong Ủy Ban VĐ Liên Kết HN. Thành phần gồm 5 ngưởi: 1 Trưởng Ban, 1 Phó Ban Nội Vụ, 1 Phó Ban Ngoại Vụ, 1 Tổng Thư Ký, 1 Thủ Quỹ. Cuộc bầu cử sẽ theo thể thức đơn danh và kín.
          222- "Ban Liên Lạc và Phối Hợp" có nhiệm vụ tham khảo ý kiến với Ủy VĐ Ban Liên kết Hải Ngoại và đưa ra những chương trình hành động để cùng thực hiện chung với các cộng đồng, tổ chức và người Việt trên toàn thế giới.
223- Các Ủy Viên chuyên môn: Ủy Ban sẽ đề cử các ủy viên có khả năng phụ trách thực hiện nhiệm vụ của Ủy Ban như: Thông Tin Báo Chí – Tài chánh – Kế Hoạch -  Ngoại Vận – Nhân Quyền – Văn Hóa - Yểm Trợ Quốc Nội...
224- Phát ngôn nhân chính thức do Trưởng Ban đảm trách để nói lên những đòi hỏi hay yêu cầu của người Việt ở hải ngoại.
          225- Ban Cố Vấn gồm những nhà chuyên môn về những lãnh vực chuyên môn, do Ủy Ban Liên Lạc và Phối Hợp mời.
          226- Ủy Ban Yểm Trợ bao gồm tất cả những ai quan tâm và muốn đóng góp công sức, yểm trợ tinh thần và tài chánh do Ủy Ban Liên Lạc và Phối Hợp mời.
227- Nhiệm kỳ đầu của Ban Liên Lạc và Phối Hợp là 1 năm. Các nhiệm kỳ kế tiếp sẽ do Đại Hội Liên Kết kỳ II ấn định.
228- Nhiệm vụ của Ban LL/PH:

4 nhiệm vụ chính:

1-   Củng cố và kiện toàn Ban Liên Lạc và Phối Hợp. Thành lập các tiểu ban chuyên môn cần thiết.
2-   Liên lạc, mời gọi các Cộng Đồng, Tổ Chức, Nhân Sĩ và Đồng Hương tại hải ngoại tham gia vào Ủy Ban Vận Động Liên Kết để chuẩn bị tổ chức Đại Hội Liên Kết trong vòng 1 năm.
3-   Khuyến khích giới trẻ tham gia các sinh hoạt phục vụ Cộng Đồng và liên kết các giới trẻ tại hải ngoại.
4-   Mở rộng thông tin về tiến trình liên kết đến cộng đồng tại hải ngoại và thông báo tin tức vào quốc nội.

Các nhiệm vụ phụ:

Tùy hoàn cảnh đòi hỏi, Ban LL/PH sẽ cùng phối hợp với cộng đồng các châu, Cộng Đồng địa phương trong các công tác tranh đấu đòi nhân quyền, Tự Do Tôn Giáo và các quyền tự do căn bản khác cho Việt Nam;  vận động trả tự do tất cả tù nhân lương tâm, tù chính trị, dân oan vị áp bức; hỗ trợ các phong trào tranh đấu cho sự vẹn toàn lãnh thổ của Việt Nam;

Hội Nghị đã kết thúc trưa thứ Hai sau khi họp báo ngắn và chụp hình lưu niệm.

Hoa Thịnh Đốn, ngày 12 tháng 10, năm 2015

Điều Hợp Đoàn:

Đoàn Hữu Định;
Đỗ Văn Hội;
Nguyễn Văn Tánh                

Chủ Tọa Đoàn lúc Bầu Cử:
Mục Sư Ngô Đắc Lũy – Ô. Huỳnh Hiệp (PG Hòa Hảo) – Sinh Cẩm Minh (Cao Đài)

Ban Bầu Cử: Ông Châu Ngọc An, Tara Thu, Jennifer Nguyen, Nguyễn Thanh Thụy

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét