Từ tháng 5 năm Kỷ Mão (1939), sau khi mở đạo, đức Giáo Chủ đứng ra chữa bịnh độ đời. Tuy Ngài không có để tâm nghiên cứu đông Y cũng như chẳng hề họ Lỗ Ban phù thủy, nhưng bằng phương pháp chữa trị thật giản đơn như giấy vàng, nước lã, lá xoài, lá ổi, lá bưởi, lá mít, bông trang, mà trị được hằng vạn chứng hiểm nghèo như bịnh tà, bịnh suyễn, bịnh phong, bịnh dịch, bịnh dư ruột… cho nên quần chúng ngưỡng mộ, theo về tấp nập. Người ta do đó mà bắt đầu tin tưởng Phật Trời, nghe Pháp và quy y.
đồng thời với công việc chữa bịnh, đức Giáo Chủ đứng ra thuyết pháp để truyền giáo. Lời giảng của Ngài thao thao bất tuyệt suốt cả ngày đêm. Nhiều thi sĩ, văn gia hoặc luật sư bác sĩ đến chất vấn, bắt bẻ, đều nhận Ngài là bật đại giác đại ngộ, không thể suy bì. Ai đã từng dõi gót theo Ngài trong cuộc khuyến nông năm 1945, trong vòng 2 tháng với không biết bao nhiêu lý luận khác nhau, đều phải công nhận Ngài là bậc “mồm sông bút sấm”.
Những cuộc thuyết pháp nói chung, nếu cộng với 107 lần chu du khuyến nông vừa kể, chúng ta có thể nói Ngài đã trải qua một ngàn lần khuyến thuyết quan trọng với hằng ngàn đề tài khác biệt.
Nhờ những cuộc thuyết pháp như trên, người mộ đạo quy căn, ngày càng đông thêm không xiết nói.
Nhưng công đức vĩ đại nhất của đức Giáo Chủ trong việc truyền giáo là việc viết ra Kệ Giảng. Nhờ những Kệ Giảng đó mới được phổ truyền một cách sâu rộng chủ trương canh tân Phật Giáo của Ngài, và nhờ đó mà có hằng triệu người mộ đạo đã quay về với chân tính, tự tâm.
Nếu kiểm điểm lại con số Kệ Giảng đã ấn loát và phát hành từ năm 1939 đến nay, ta sẽ phải ngạc nhiên chẳng ít. Sách đã được tái bản trọn 300 lần và mỗi quyển được in ra tối thiểu cũng trên 800.000 quyển.
Nội dung các tác phẩm đó chứa đựng những gì? Cách lập giáo ra sao? Và văn thể văn từ như thế nào mà hấp dẫn được người xem đến thế? đó là điều mà trong lần tái bản này, chúng tôi xin trình bày đại cương để chư quý độc giả đạo tâm bốn phương đồng lãm.
Những tác phẩm mà đức Giáo Chủ viết ra, phần nhiều thuộc thể văn vần. Một điều đặc biệt đáng chú ý là trong khi cầm bút, dù tản văn hay vận văn, Ngài luôn luôn viết thẳng một mạch không vấp không ngưng, không dùng giấy nháp và không hề bôi xóa, cắt xén như các văn sĩ thường làm. Người ta cho rằng Ngài viết mau lẹ và dễ dàng hơn ông Alcyone Krisnhamurti khi viết quyển Aux pieds du Maitre.
Có thể kể theo thứ tự thời gian những tác phẩm trường thiên sau đây của đức Giáo Chủ:
Sấm Giảng Khuyên Người đời tu niệm.
(tức quyển nhứt, văn lục bát, dài 912 câu, xuất bản lần đầu năm 1939).
Ngài viết xong trước đệ nhị thế chiến, tại làng Hòa Hảo. Sấm Giảng nầy khởi đầu bằng câu:
Hạ Nguơn nay đã hết đời,
Và chấm dứt bởi câu:
Tới đây cũng lần ngừng lại bút nghiên.
Nội dung, đức Giáo Chủ đánh thức quần chúng bằng cách tiên tri những cảnh lầm than khốn khổ mà nhân loại sẽ phải trải qua trong thời đại nhiễu nhương. Chẳng hạn, Ngài nói trước các năm từ lúc xẩy ra cho đến khi chấm dứt đệ nhị thế chiến.
Mèo kêu bá tánh lao xao,
đến chừng Rồng, Rắn máu đào chỉn ghê.
Con Ngựa lại đá con Dê,
Khắp trong trần hạ nhiều bề gian lao.
Khỉ kia cũng bị xáo xào,
Canh khuya Gà gáy máu đào mới ngưng.
Người ta thấy đúng trăm phần trăm từ khởi đầu cuộc chiến tranh thế giớI lần thứ hai (Mèo kêu, 1939) cho đến khi hai quả bom nguyên tử của đồng Minh bỏ xuống nước Nhựt để chấm dứt chiến cuộc (Gà gáy, 1945), không sai một mảy.
Cuộc giết chóc ghê tởm của chiến tranh tuy ngưng từ năm Gà, nhưng theo đức Giáo Chủ, nó sẽ còn tái diễn tại Việt Nam, và sẽ lan diễn khắp nơi:
Đời cùng còn chẳng mấy năm,
Khắp trong các nước thây nằm bằng non.
Cha thì chẳng thấy mặt con,
Vợ thì chồng chẳng được còn tại gia!
Trong tác phẩm nầy, đức Giáo Chủ cũng tường thuật việc Ngài hóa hiện ra đui cùi, buôn bán, khi già, lúc trẻ dạo khắp “lục châu” để thử lòng trăm họ, giác tỉnh mọi người, gọi họ theo về đường ngay, nẻo đạo.
2/ Kệ Dân Của Người Khùng
(tức quyển nhì, văn thất ngôn trường thiên, dài 846 câu, xuất bản lần đầu năm 1939).
Ngài viết tại làng Hòa Hảo ngày 12 tháng 9 năm Kỷ Mão.
Kệ nầy khởi đầu bằng câu:
Ngồi Khùng trí đoái nhìn cuộc thế,
và chấm dứt bởi câu:
Ta ra sức dắt dìu bá tánh.
Cũng như trong quyển nhứt, ở đây đức Giáo Chủ vừa tiên tri tai nàn sắp xảy đến cho nhân dân, vừa khuyên mọi nguời làm lành lánh dữ: Chẳng hạn như:
đến chừng đó bốn phương có giặc,
Khắp hoàn cầu thiết thiết tha tha.
Vậy phải mau kiếm chữ ma ha,
Thì Phật cứu khỏi nơi khói lửa.
Trung với hiếu ta nên trau sửa,
Hiền với lương bổn đạo rèn lòng.
Thường nguyện cầu siêu độ Tổ Tông,
Với bá tánh vạn dân vô sự.
Rồi Ngài không ngần ngại, đánh đổ những mê tín dị đoan, những âm thanh sắc tướng, những sự dối tu, lòe đời:
Theo Thần Tú tạo nhiều chuông mõ,
Mà xưa nay có mấy ai thành!
Làm hiền lành hơn tụng hơ hà,
Hãy tưởng Phật hay hơn ó ré.
Những giấy tiền vàng bạc cũng thôi,
Chớ có đốt tốn tiền vô lý.
Tu vô vi chẳng cúng chè xôi,
Phật chẳng muốn chúng sanh lo lót.
3/ Sấm Giảng
(tức quyển ba, văn lục bát, dài 612 câu, xuất bản lần đầu năm 1939).
Ngài cũng viết tại làng Hòa Hảo năm Kỷ Mão, khởi đầu bằng câu:
Ngồi trên đảnh núi liên đài,và chấm dứt bởi câu:
Chúc cho bá tánh muôn sầu tiêu tan.
Trong quyển nầy, đức Giáo Chủ dạy tu nhân đạo, Ngài viết:
Tu cầu Cha mẹ thảnh thơi,
Quốc Vương thủy thổ chiều mơi phản hồi.
Tu đền nợ thế cho rồi,
Thì sau mới được đứng ngồi tòa sen.
đối với hạng thanh niên nam nữ, thường dễ vị văn minh vật chất hoặc dục vọng lôi cuốn đến bờ trụy lạc, Ngài kêu gọi:
Nghiêm đường chịu lịnh cho an,
Loạn luân cang kỷ hổ mang tiếng đời.
Hoặc là:
Nghe lời cha mẹ cân phân,
Tam tùng vẹn giữ lập thân buổi nầy.
Và Ngài cũng cực lực đả phá những hủ tục, bài xích những thói xa hoa, đàng điếm. Chẳng hạn:
Chết rồi cũng bớt cóc ken,
Trống đờn lễ nhạc tế xen ích gì!
đàn nhu Thầy lễ cũng kỳ,
Mắc phải chuyện gì phủ phục bình hưng?
Hay là:
Văn minh sửa mặt sửa mày,
Áo quần láng mướt ngày rày ăn chơi.
Dọn xem hình vóc lả lơi,
Ra đường ăn nói những lời nguyệt hoa.
Nếu chịu vẹn gìn theo lời chỉ giáo trong quyển Sám Giảng nầy, thì nhân đạo của ta ắt có thể coi là hoàn bị lắm.
-4/Giác mê Tâm Kệ.
(tức quyển tư, văn thất ngôn trường thiên, dài 846 câu, xuất bản lần đầu năm 1939).
đức Giáo Chủ viết tại Hòa Hảo ngày 20 tháng 19 năm Kỷ Mão. Kệ nầy khởi đầu bằng câu:
Khai ngọn đuốc từ bi chí thiện,và chấm dứt bởi câu:
Mong bá tánh vạn dân giải thoát.
Nơi đây, đức Giáo Chủ có nói trước những tai họa hãi hùng mà chúng sanh sẽ phải trải qua trong thời Hạ Nguơn mạt kiếp:
Khổ với thảm ngày nay có mấy,
Sợ ngày sau dòm thấy bay hồn.
Trừ tà gian còn thiện chỉ tồn,
Cảnh sông máu núi xương tha thiết.
Ngài lại còn giảng rõ thế nào là tứ đổ tường, tứ khổ, ngũ uẩn, lục căn, lục trần, tứ diệu đề, bát chánh và bát nhẫn.
Còn gì đáng coi là nhẫn nhục, hỷ xả hơn những câu sau đây:
Ai chưỡi mắng thì ta giả điếc,
đợi cho người hết giận ta khuyên.
Chữ nhẫn hòa ta để đầu tiên,
Thì đâu có mang câu thù oán.
5/ Khuyến Thiện
(tức cuốn thứ năm, đoạn đầu và đoạn chót viết bằng lối văn lục bát, đoạn giữa viết bằng lối thất ngôn, gồm 756 câu, xuất bản lần đầu năm 1942).
Ngài viết tại Bạc Liêu năm Nhâm Ngọ. Tác phẩm nầy khởi đầu bằng câu:
Băng tâm ngẫu hứng thừa nhàn,
Và chấm dứt bởi câu:
Rán trau đức hạnh ngày sau sẽ tường.
Nội dung, đức Giáo Chủ nhắc tiểu sử đức Thích Ca và luận giải về tám sự khổ trong cõi ta bà, về pháp môn tịnh độ, về cách diệt ngũ trược, trừ thập ác và hành thập thiện.
6/ Cách Tu Hiền Và Sự Ăn ở của Một Người Bổn đạo.
Quyển này viết bằng văn xuôi, hồi tháng 5 dl 1945 tại Saigon và xuất bản lần đầu cũng trong năm ấy. Tuy văn xuôi, quyển nầy có một đặc sắc là giản dị và lưu loát, âm hưởng du dương, nhịp nhàng.
Nơi đây, đức Giáo Chủ minh giải về tứ ân, tam nghiệp, thập ác và bát chánh. Ngài còn giảng dạy về cách thờ phượng, cúng lạy, nghi thức cử hành tang lễ, giá thú, cách đối xử với các tôn giáo bạn, với các tăng sư, v.v…
Ngoài sáu quyển vừa kể, đức Giáo Chủ còn viết ra rất nhiều bài thi, bài văn mà trước đây 13 năm, một nhóm tín đồ tại Thánh địa Hòa Hảo đã gom góp để in thành một quyển, nhan đề Sưu Tập Thi Văn Giáo Lý Của đức Huỳnh Giáo Chủ.
Sách dày trên 300 trang, nội dung gồm có gần đủ loại thơ ca: thất ngôn bát cú, tứ tuyệt, ngũ ngôn, lục bát, thất ngôn trường thiên, song thất lục bát, tứ ngôn và một số bài biến thể. Trong đây, đức Giáo Chủ hoặc viết để dạy riêng một người hay đáp họa với một người khác, hoặc viết để cảnh giác, hoặc viết để khuyến tu… tựu trung, nhứt nhứt đều có bao hàm một giáo nghĩa thâm huyền mà cho dẫu không phải người trong cuộc, đọc đến cũng đều có lợi ích cho sự tu hành.
Riêng phần văn từ, nói chung toàn bộ, Ngài chủ trương
Quyết dạy trần nên nói lời thường,
Cho sanh chúng đời nay dễ biết.
Hoặc là:
Dạy bổn đạo lấy câu trung đẳng,
Chẳng nói cao vì sắp rốt đời.
Cho nên, với những lời văn vô cùng giản dị, nhưng ngọt ngào và óng chuốt. đức Giáo Chủ dụng tâm làm cho hạng bình dân dễ thuộc dễ theo, để sớm đưa họ tiến tới con đường lành mà Ngài đã vạch ra và đã nhất tâm phát nguyện:
Quyết đưa chúng về nơi non Khứu,
Tạo Lư Bồng ngỏ bộ Quần Tiên.
Hoặc:
Nếu chúng sanh còn chốn mê tâm,
Thì ta chẳng an vui cực lạc.
Hay là:
Biết làm sao gieo đạo khắp đại đồng,
đưa nhân loạI đi vào vòng hạnh phúc.
Như đã nói ở đoạn đầu, những Kệ Giảng nêu trên mỗi quyển được in ra từ trước đến nay, ít nhất cũng trên 800.000 quyển.
Tuy nhiên, sách càng được in ra nhiều chừng nào, thì cái bịnh tam sao thất bổn càng trầm trọng thêm chừng nấy. Bởi một lẽ rất giản dị là suốt trong thời thực dân thống trị cho đến hồi độc tài phong kiến, vì thời cuộc, đoàn thể Phật Giáo Hòa Hảo không mấy lúc được yên lành. Cho nên công việc phát hành Kệ Giảng phần nhiều do các đồng đạo có nhiệt tâm đứng ra ấn loát chớ ít được dịp do một cơ quan nào trong Giáo Hội theo dõi việc in. Cái bịnh tam sao thất bổn vốn đã sẵn có, tự thuở còn được truyền bá bằng cách chép tay, nay lại càng sai thêm với biết bao nhiêu lần in thiếu người có khả năng chuyên môn xem sóc…
Chính vì những sự sai lầm đáng tiếc đó mà ngay từ khi Ban Trị Sự Trung Ương Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo nhiệm kỳ đầu tiên (18-11-1964) được tái lập sau một thời gian dài gián đoạn, Ban Phổ Thông Giáo Lý Trung Ương chúng tôi đã ghi ngay vào hàng đầu của Chương Trình hoạt động công tác đính chánh Kệ Giảng hệ trọng nầy, và bắt tay vào việc ngay sau phiên đại hội toàn quốc về Phổ Thông Giáo Lý ngày 27 tháng 12 năm 1964.
Ngày 8-3-1965, một chỉ thị số 233/TưTN/19GL gởi các cấp Phổ Thông Giáo Lý Tỉnh, Quận và Xã để tham khảo ý kiến toàn thể Trị Sự Viên và tất cả đồng đạo nào có để tâm nghiên cứu về những câu, những chữ cần bổ khuyết hay đính chánh trong Kệ Giảng.
Theo thời gian biểu của chúng tôi, thì công việc tham khảo các cấp nầy kéo dài một tháng rưởi kể từ 15-03-1965, đến 30-04-1965, và sau đó, chúng tôi mới cẩn thận làm bản đúc kết lại các đề nghị để trình ra hội nghị, hầu tham khảo một lần tối hậu để lấy biểu quyết những chỗ đáng sửa đổi.
Ngày 17-05-1965, một hội nghị được khai mạc tại Văn Phòng Ban Phổ Thông Giáo Lý Trung Ương (Thánh Địa Hòa Hảo) trong sự chứng minh của ông Ut Huỳnh Văn Quốc, bào đệ Cố Ðức Ông và dưới quyền chủ tọa của ông Lương Trọng Tường, Hội Trưởng Ban Trị Sự Trung Ương.
Ông Nguyễn Văn Hầu, Trưởng Ban Phổ Thông Giáo Lý Trung Ương giữ nhiều
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét