(Bào chữa cho bị cáo Nguyễn Mai Trung
Tuấn, phiên tòa phúc thẩm)
Luật sư Trần Hồng Phong
Kính gửi: HĐXX PHÚC THẨM – TAND TỈNH
LONG AN
Phần 1: Ý kiến chung về vụ án và việc
giám định thương tật nạn nhân:
- Đây là vụ án đặc biệt, bị cáo là người chưa thành niên (15 tuổi), được dư luận xã hội quan tâm, đòi hỏi xét xử khách quan, đúng pháp luật. Uy tín của nền tư pháp nước nhà nói chung.
- Do có nhiều luật sư, tôi chỉ trình bày về vấn đề giám định tỷ lệ thương tật của
nạn nhân Nguyễn Văn Thủy. Trong vụ án này, tỷ lệ thương tật bao nhiêu % có ý
nghĩa rất quan trọng, quyết định đến việc xác định NMTT có phạm tội hay không?
Nếu dưới 31% thì Tuấn sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo k3 điều 104
BLHS về tội cố ý gây thương tích. - Đây là vụ án đặc biệt, bị cáo là người chưa thành niên (15 tuổi), được dư luận xã hội quan tâm, đòi hỏi xét xử khách quan, đúng pháp luật. Uy tín của nền tư pháp nước nhà nói chung.
- Đề nghị quan điểm bào chữa của tôi
cần được VKS tranh luận đầy đủ, thẳng thắn, toàn diện để làm sáng tỏ vấn đề. Bảo
đảm việc đánh giá chứng cứ, gồm kết luận giám định thực sự khách quan, đúng
pháp luật. Biên bản phiên tòa cần ghi nhận đầy đủ ý kiến của luật sư. Chúng tôi
sẽ thực hiện quyền được xem và ký vào biên bản phiên tòa.
- Về việc 2 tài liệu rất quan trọng
liên quan trực tiếp đến việc giám định là Giấy chứng nhận thương tích số 07
ngày 24/4/2015 của TTYT Thạnh Hóa và Giấy chứng nhận thương tích số 564 ngày
15/5/2015 (tỷ lệ tổn thương diện tích 10%) của BV Chợ Rẫy bị rút khỏi hồ sơ vụ
án là vi phạm tố tụng nghiêm trọng, có dấu hiệu làm sai lệch hồ sơ vụ án. Đề
nghị VKS và HĐXX có ý kiến và hướng giải quyết (ls đã có đơn kiến nghị nhiều lần).
- Qua tự thân vận động, hiện tôi có trong tay 2 tài liệu này (bản photo) - được trích từ hồ sơ vụ án chống người thi hành công vụ của cha mẹ Tuấn – ông bà Nguyễn Trung Can. Chúng tôi sử dụng ở đây như là tài liệu tham khảo, bổ sung, mới.
- Việc HĐXX không triệu tập và không có mặt giám định viên tham dự phiên tòa phúc thẩm (và cả sơ thẩm trước đây) là thiếu sót không thể chấp nhận được. Vì có rất nhiều vấn đề chưa rõ ràng, mâu thuẫn, thậm chí trái pháp luật thể hiện trong bản Kết luận giám định số 95 ngày 2/6/2015 – không ai khác có thể giải thích thay.
- Qua tự thân vận động, hiện tôi có trong tay 2 tài liệu này (bản photo) - được trích từ hồ sơ vụ án chống người thi hành công vụ của cha mẹ Tuấn – ông bà Nguyễn Trung Can. Chúng tôi sử dụng ở đây như là tài liệu tham khảo, bổ sung, mới.
- Việc HĐXX không triệu tập và không có mặt giám định viên tham dự phiên tòa phúc thẩm (và cả sơ thẩm trước đây) là thiếu sót không thể chấp nhận được. Vì có rất nhiều vấn đề chưa rõ ràng, mâu thuẫn, thậm chí trái pháp luật thể hiện trong bản Kết luận giám định số 95 ngày 2/6/2015 – không ai khác có thể giải thích thay.
- Không chỉ vậy, về nguyên tắc và bảo
đảm khách quan, còn cần phải triệu tập cả bác sỹ điều trị tại TTYT Thạnh Hóa
(Bs Phùng Thanh Anh Kiệt) – người đã mô tả và chẩn đoán vết thương nạn nhân Thủy
trong Giấy chứng nhận thương tích số 07 ngày 24-4-2015.
- Về Đơn kiến nghị giám định lại do
các luật sư gửi cho Tòa, theo thông tin trong Quyết định số 01/QĐ-TA ngày
28-1-2016 của Chánh án TAND tỉnh Long An trả lời đơn của luật sư Nguyễn Văn Miếng
về việc không chấp nhận đề nghị thay đổi thẩm phán Lê Quang Hùng, có đề cập đến
việc luật sư bào chữa đã có đơn kiến nghị giám định lại. Và TAND tỉnh Long An
đã có công văn số 52/2015/CV.TA ngày 31/12/2015 gửi Trung tâm pháp y Sở Y tế
Long An đề nghị giải thích và khẳng định giá trị pháp lý Bản kết luận giám định
pháp y về thương tích số 95/TgT.15-PY ngày 2/6/2015 của Trung tâm pháp y đối với
người bị hại Nguyễn Văn Thủy. Sau đó ngày 11/1/2016, Trung tâm pháp y Sở y tế
Long An đã có công văn số 05/TTPY-GĐTH phúc đáp. Tuy nhiên sau ngày 5-1-2016
các luật sư mới gửi Đơn kiến nghị, trong khi đó TAND tỉnh Long An từ ngày
31/12/2015, tức là trước đó 1 tuần. Như vậy, Đơn kiến nghị giám định lại của
các luật sư thực chất chưa được xem xét, giải quyết.
- Tuy nhiên, chúng tôi sẽ sử dụng các
thông tin trong công văn trả lời của Trung tâm pháp y Long An ngày 11/1/2016 và
trình bày trong phần tranh luận của mình. Nhằm chỉ ra giải thích của Trung tâm
là mâu thuẫn, quá trình giám định và kết luận tỷ lệ thương tật là sai quy định,
trái pháp luật. Nếu không khắc phục (giám định lại) sẽ làm oan đối với bị cáo
NMTT.
- Dù chúng tôi đã đề nghị hoãn phiên
tòa trong phần thủ tục, nhưng Tòa vẫn quyết định xét xử, nên với trách nhiệm của
mình, tôi vẫn trình bày quan điểm trong bối cảnh không thể xét hỏi và làm rõ
nhiều vấn đề liên quan đến giám định – do vắng mặt giám định viên.
- Về vấn đề giám định thương tật, đề
nghị HĐXX lưu ý có 2 văn bản pháp luật liên quan – cũng đã được Trung tâm pháp
y Sở Y tế Long An xác nhận trong công văn 05 ngày 11/1/2016 gửi Tòa. Đó là:
1. Thông tư 20/2014 Bộ Y tế ban hành
ngày 12-6-2014 – quy định về tỳ lệ tổn thương cơ thể sử dụng trong giám định
pháp y – chương 10: Tổn thương cơ thể do tổn thương bỏng. Có hiệu lực từ
15/8/2014. Nội dung cơ bản về phương pháp đánh giá và kết luận tỷ lệ thương tật
hoàn toàn giống với Thông tư 28/2013 BYT.
2. Thông tư 47/2013 Bộ Y tế – ban
hành ngày 31/12/2013 - về quy trình giám định pháp y và mẫu bản Kết luận giám định
pháp y. Có hiệu lực từ ngày 15/4/2014.
(Chúng tôi sẵn sàng cung cấp để Tòa đối
chiếu, kiểm tra).
- Ngoài ra, việc xác định diện tích tổn thương là bao nhiêu % diện tích cơ thể chỉ có thể được xác định một cách chính xác khi chúng ta biết diện tích bề mặt da của cơ thể một con người trung bình là bao nhiêu m2? Chứ không phải và không thể cơ quan giám định nói 6% thì có nghĩa là đúng 6%. Qua nghiên cứu và tham khảo, được biết diện tích bề mặt da của nam giới người Việt Nam trung bình khoảng 1,9m2. Tức 1.900cm2.
- Ngoài ra, việc xác định diện tích tổn thương là bao nhiêu % diện tích cơ thể chỉ có thể được xác định một cách chính xác khi chúng ta biết diện tích bề mặt da của cơ thể một con người trung bình là bao nhiêu m2? Chứ không phải và không thể cơ quan giám định nói 6% thì có nghĩa là đúng 6%. Qua nghiên cứu và tham khảo, được biết diện tích bề mặt da của nam giới người Việt Nam trung bình khoảng 1,9m2. Tức 1.900cm2.
- Trong khi Khoa bỏng BV Chợ Rẫy – cơ
sở khám chữa bệnh hàng đầu cả nước, xác định diện tích tổn thương của nạn nhận
là 10%, thì trong công văn trả lời và bản Kết luận giám định pháp y của Trung
tâm pháp y Long An vừa không rõ ràng, sai quy định, nhưng thể hiện khoảng gần
14%, trong khi TTYT Thạnh Hóa lại “chẩn đoán” đến 35% mà không nói rõ là cái
chi – cho thấy việc giám định có vấn đề nghiêm trọng.
- Để có căn cứ đánh giá, xác định giá
trị chứng cứ của các tài liệu có trong hồ sơ và kết luận tại bản án sơ thẩm - đề
nghị nạn nhân Nguyễn Văn Thủy cho HĐXX và các luật sư xem xét các vết sẹo trên
cơ thể - xem có phù hợp và đúng với mô tả trong Bản kết luận giám định pháp y
và 2 Giấy chứng nhận thương tích không?
Phần 2: Nội dung bào chữa
Gồm 2 nội dung chính:
I.
Việc
tòa sơ thẩm rút 2 “giấy chứng nhận thương tích” và Hồ sơ bệnh án ra khỏi Hồ sơ
vụ án là sai sót không thể khắc phục tại phiên tòa phúc thẩm và có dấu hiệu làm
sai lệch hồ sơ vụ án.
II. Bản “Kết luận giám định pháp y về thương tích” số 95/ThT.15-PY của Trung tâm pháp y Sở Y tế tỉnh Long An có nhiều vấn đề bất thường:
II. Bản “Kết luận giám định pháp y về thương tích” số 95/ThT.15-PY của Trung tâm pháp y Sở Y tế tỉnh Long An có nhiều vấn đề bất thường:
1. Nhiều nội dung không
rõ ràng, mâu thuẫn và sai quy định pháp luật.
2. Có sai sót về hình thức
và thủ tục - quy trình giám định.
3. Việc kết luận bị hại
có tỷ lệ thương tật 35% là quá cao, không có căn cứ, mâu thuẫn với tài liệu
nghiên cứu là 2 Giấy chứng nhận thương tích. Đặc biệt là không đúng với quy định
của pháp luật về tỷ lệ thương tật theo Thông tư 20/2014/TT-BYT.
4. Có nhiều câu hỏi/vấn đề
chưa rõ cần phải được giám định viên giải thích, trả lời.
Kết luận giám định pháp y
số 95 không đáng tin cậy, không có giá trị chứng cứ.
I. Việc hai (2) “Giấy chứng nhận
thương tích” và Hồ sơ bệnh án của nạn nhân Nguyễn Văn Thủy bị rút khỏi hồ sơ vụ
án là có dấu hiệu làm sai lệch hồ sơ vụ án, không thể khắc phục tại phiên tòa
phúc thẩm này:
Trong “QĐ trưng cầu giám định tỷ lệ
thương tật” số 92 ngày 19-5-2015 của CQCSĐT công an huyện Thạnh Hóa, thể hiện
có kèm theo 2 bộ tài liệu liên quan và rất quan trọng là:
- Giấy chứng nhận thương tích số
07/CN ngày 24-4-2015 và Hồ sơ bệnh án của Trung tâm Y tế huyện Thạnh Hóa.
- Giấy chứng nhận thương tích số
564/YC-BVCR ngày 15-5-2015 và Hồ sơ bệnh án của Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM).
Tại bản “Kết luận giám định pháp y về thương tích” số 95/ThT.15-PY của Trung tâm Pháp Y Sở Y tế Long An ngày 2-6-2015, tại mục II (Nghiên cứu hồ sơ tài liệu) cũng ghi rõ gồm:
Tại bản “Kết luận giám định pháp y về thương tích” số 95/ThT.15-PY của Trung tâm Pháp Y Sở Y tế Long An ngày 2-6-2015, tại mục II (Nghiên cứu hồ sơ tài liệu) cũng ghi rõ gồm:
- Giấy chứng nhận thương tích số
07/CN ngày 24-4-2015 và Hồ sơ bệnh án của Trung tâm Y tế huyện Thạnh Hóa.
- Giấy chứng nhận thương tích số
564/YC-BVCR ngày 15-5-2015 và Hồ sơ bệnh án của Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM).
(Ghi chú: trong đó có 3 tài liệu quan trọng là: Giấy chứng nhận thương tích, Giấy
ra viện, Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH đều ghi rõ là “phỏng hóa chất diện
tích 10%”)
Như vậy, các tài liệu nêu trên là có thật, và RẤT QUAN TRỌNG, vì do bác sỹ của cơ quan có chuyên môn và thẩm quyền lập, dùng để nghiên cứu, tham khảo khi tiến hành giám định và căn cứ vào đây để đưa ra kết luận về tỷ lệ thương tật.
2 Giấy chứng nhận thương tích và Hồ sơ bệnh án nêu trên cũng chính là một phần mang tính bắt buộc – thuộc phần “hồ sơ giám định” quy định tại mục II Hồ sơ giám định – quy trình “giám định thương tích vềt thương phần mềm” nêu tại Thông tư 47/2013/TT-BYT mà chính Trung tâm pháp y Long An đã thừa nhận. Trong đó, tại mục IV nêu rõ “Từ chối giám định” khi “không đầy đủ hồ sơ, hồ sơ không mang tính pháp lý”.
Trong đó, Giấy CNTT của BV Chợ Rẫy là đáng tin cậy – vì đây là trung tâm khám chữa bệnh hàng đầu cả nước, tài liệu chứng nhận do bác sỹ chuyên khoa Bỏng thực hiện.
Như vậy, các tài liệu nêu trên là có thật, và RẤT QUAN TRỌNG, vì do bác sỹ của cơ quan có chuyên môn và thẩm quyền lập, dùng để nghiên cứu, tham khảo khi tiến hành giám định và căn cứ vào đây để đưa ra kết luận về tỷ lệ thương tật.
2 Giấy chứng nhận thương tích và Hồ sơ bệnh án nêu trên cũng chính là một phần mang tính bắt buộc – thuộc phần “hồ sơ giám định” quy định tại mục II Hồ sơ giám định – quy trình “giám định thương tích vềt thương phần mềm” nêu tại Thông tư 47/2013/TT-BYT mà chính Trung tâm pháp y Long An đã thừa nhận. Trong đó, tại mục IV nêu rõ “Từ chối giám định” khi “không đầy đủ hồ sơ, hồ sơ không mang tính pháp lý”.
Trong đó, Giấy CNTT của BV Chợ Rẫy là đáng tin cậy – vì đây là trung tâm khám chữa bệnh hàng đầu cả nước, tài liệu chứng nhận do bác sỹ chuyên khoa Bỏng thực hiện.
Thế nhưng, trong bản thống kê “Tài liệu
có trong hồ sơ” do cán bộ thống kê Lê Vũ Khúc lập, thấy rằng hồ sơ vụ án có 252
tờ, nhưng KHÔNG CÓ CÁC TÀI LIỆU CHỨNG NHẬN THƯƠNG TÍCH VÀ HỒ SƠ BỆNH ÁN CỦA NẠN
NHÂN NGUYỄN VĂN THỦY
Việc trong hồ sơ vụ án không có các
tài liệu quan trọng nêu trên là rất bất thường và thậm chí là sự vi phạm pháp
luật tố tụng hình sự nghiêm trọng, có dấu hiệu làm sai lệch hồ sơ vụ án, sai lệch
kết quả giám định.
Từ đó, luật sư cũng không có cơ hội
nghiên cứu tài liệu chuyên môn này. Và một câu hỏi không thể không đặt ra và giải
quyết là: ai đã cố tình rút những tài liệu này khỏi hồ sơ vụ án và nhằm mục
đích gì?
Về mặt tố tụng, dẫn đến hậu quả là:
- Trong hồ sơ vụ án không thể hiện 2
tài liệu này. Tức là không có chứng cứ để xác định việc giám định của Trung tâm
pháp y Long An là đúng pháp luật.
- Không thể không làm rõ vì sao cùng một
bệnh nhân, mà BV điều trị chuyên khoa đầu tiên là BV Chợ Rẫy xác định tổn
thương chỉ khoảng 10% diện tích cơ thể, mà sau đó TT pháp y lại đưa ra tỷ lệ
cao hơn bất thường.
- Không có cơ sở để HĐXX ghi nhận và
đánh giá việc giám định và kết quả giám định một cách ĐÚNG PHÁP LUẬT.
Do vậy, cần phải khắc phục bằng cách
bổ sung và hợp pháp hóa 2 tài liệu quan trọng này vào hồ sơ vụ án – điều tra lại.
Việc này không thể khắc phục tại
phiên tòa phúc thẩm này. Vì nếu bây giờ bổ sung vào, tức là đã thừa nhận việc xét
xử sơ thẩm đã không xem xét đến 2 chứng cứ quan trọng đó. Trong khi đây không
phải là chứng cứ mới (phát hiện).
Đủ căn cứ để HĐXX tuyên hủy án sơ thẩm,
để điều tra bổ sung và xét xử lại từ đầu.
Tuy nhiên, trong phần trình bày sau
đây, chúng tôi vẫn sử dụng thông tin từ 2 Giấy chứng nhận thương tích nêu trên
và 2 tài liệu của BV Chợ Rẫy (Giấy ra viện và Giấy CN nghỉ việc hưởng BHXH) -
nhằm mục đích chứng minh bản “Kết luận giám định pháp y về thương tích” số
95/ThT.15-PY là có vấn đề, không đáng tin cậy. Khhông thể xem là “chứng cứ” kết
tội được.
Đề nghị VKS phải tranh luận với chúng tôi về vấn đề này.
Đề nghị VKS phải tranh luận với chúng tôi về vấn đề này.
II. Bản “Kết luận giám định pháp y về
thương tích” số 95/ThT.15-PY có nhiều vấn đề:
1. Nhiều nội dung không rõ ràng, mâu thuẫn
và sai quy định:
Khi tiến hành giám định pháp y, bắt buộc phải tuân thủ quy định tại Thông tư 47/2013/TT-BYT. Cụ thể:
Khi tiến hành giám định pháp y, bắt buộc phải tuân thủ quy định tại Thông tư 47/2013/TT-BYT. Cụ thể:
1.1. Không rõ ràng, vô lý:
- Khám thương tích, khám
chuyên khoa: ghi kích thước vết sẹo, nếu ghi %, thì phải xác định rõ % gì: tỷ lệ
tổn thương hay diện tích tổn thương cơ thể?
Việc ghi % như trong Kết luận giám định 95 là
sai và đã dẫn đến không thể hiểu ý nghĩa của % này là gì.
Nay lần đầu trong công văn 05/… ngày
11/1/2016, Trung tâm pháp y Sở y tế Long An mới giải thích rằng trên người bị hại
Nguyễn Văn Thủy qua giám định có 4 nhóm sẹo vềt thương như sau:
1. Nhóm sẹo cánh tay (P) và (T) diện
tích 06% cơ thể, kèm theo giới hạn cử động gấp khuỷu tay (P) có tỷ lệ tổn
thương cơ thể 18%.
2. Nhóm sẹo vùng ngực, lưng, bụng diện
tích 07% cơ thể và 15 sẹo nhỏ dài khoảng 1-2cm, có tỷ lệ tổn thương cơ thể 15%.
3. Nhóm sẹo vùng mặt má cổ (P), sẹo ít ảnh
hưởng đến thẩm mỹ, có tỷ lệ tổn thương cơ thể 06%.
4. Sẹo mu bàn chân (T) có sẹo dài khoảng
1cm, có tỷ lệ tổn thương cơ thể 1%.
Tổng tỷ lệ tổn thương cơ
thể theo phương pháp cộng lùi của Thông tư 20/2014/TT-BYT ngày 12/6/2014 của Bộ
Y tế:
T=T1 + T2 + T3 + T4 = 18%
+ 12,3% + 4,18% + 0,65% = 35,13%. Làm tròn: 35%
Qua thông tin trên, dù phần
nào rõ hơn, nhưng đồng thời lại là bằng chứng mới, thể hiện có nhiều sai sót,
chưa rõ trong Bản kết luận giám định. Cụ thể:
- Nhóm sẹo vùng mặt má cổ
(P), sẹo ít ảnh hưởng đến thẩm mỹ, có tỷ lệ tổn thương cơ thể 06%.
Diện tích bao nhiêu ? Đây là điều bắt buộc phải
ghi nhận để từ đó mới có thể đưa ra tỷ lệ tổn thương. Không có diện tích, thì
căn cứ vào đâu để kết luận là tỷ lệ tổn thương 6% ?
- Sẹo mu bàn chân (T) có
sẹo dài khoảng 1cm, có tỷ lệ tổn thương cơ thể 1%.
Tương tự : diện tích bao
nhiêu ? Đây là điều bắt buộc phải ghi nhận để từ đó đưa ra tỷ lệ tổn thương.
Không có diện tích, thì căn cứ vào đâu để kết luận là tỷ lệ tổn thương 1% ? Hơn
nữa trong khi tại Bảng tỷ lệ - Thông tư 20/2014 hướng dẫn rất rõ là « sẹo bỏng
không ảnh hưởng đến điều tiết, cứ 5% diện tích cơ thể thì có tỷ lệ thương tật
3% ».
Với vết sẹo khoảng 1cm2,
tức là chỉ khoảng 0,05% diện tích cơ thể, rất nhỏ, thì làm sao có thể kết luận
là tỷ lệ thương tật 1% ?
1.2. Mâu thuẫn:
(Cập nhật thông tin tại
Quyết định 01/ ngày 28/1/2016 của TAND tỉnh Long An về việc không chấp nhận yêu
cầu của ls Nguyễn Văn Miếng)
* Tại gạch 2 và gạch 4 mục
4 Khám chuyên khoa, ghi “sẹo vùng cánh tay diện tích 6%” và “sẹo vùng lưng 7%”
– nay theo văn bản trả lời ngày 11/1/2016 của TT pháp y đã xác định là % diện
tích toàn bộ cơ thể. Trước đây không nói rõ – là sai quy định. Và tòa sơ thẩm
đã xử trên cái sai này.
Tuy nhiên, qua đây cho thấy
chỉ 2 mục này diện tích vết sẹo đã là 13% diện tích cơ thể. Trong khi theo Giấy
chứng nhận thương tích của BV Chợ Rẫy, tổng diện tích chỉ 10%. Chỉ riêng điều
này đã là mâu thuẫn không thể chấp nhận được. Vì sẽ dẫn đến kết luận về tỷ lệ %
thương tật chênh lệch nhiều % - ảnh hưởng đến việc bị cáo có phạm tội hay
không.
* Tại phần III giám định, mục 3 thương tích, gạch 8 ghi “mặt trong cổ chân trái sẹo vệt thương kích thước 0,5cm x 0,7cm, lành”. Nhưng tại mục 4 khám chuyên khoa và phần IV kết luận lại ghi: “mu bàn chân trái có 1 sẹo dài 1cm x 1cm, lồi nhẹ” là mâu thuẫn với nhau về diện tích và vị trí. Trong đó phẩn kết luận lại tăng nặng, là bất lợi cho bị cáo.
* Tại phần III giám định, mục 3 thương tích, gạch 8 ghi “mặt trong cổ chân trái sẹo vệt thương kích thước 0,5cm x 0,7cm, lành”. Nhưng tại mục 4 khám chuyên khoa và phần IV kết luận lại ghi: “mu bàn chân trái có 1 sẹo dài 1cm x 1cm, lồi nhẹ” là mâu thuẫn với nhau về diện tích và vị trí. Trong đó phẩn kết luận lại tăng nặng, là bất lợi cho bị cáo.
1.3. Sai thủ tục:
- Theo quy định tại Thông
tư 47/2013/TT-BYT – phần “Quy trình giám định thương tích vết thương phần mềm”
– thì khi giám định bắt buộc phải:
- “Chụp ảnh và làm bản ảnh”.
- “Chụp ảnh các vết sẹo,
sự co rút, biến dạng”.
Thế nhưng, trong hồ sơ vụ
án không có bản ảnh – có thể hiểu là các giám định viên đã cố tình vi phạm quy
trình, quy định.
Trong khi trong phần giải thích ghi Kết luận giám định pháp y hướng dẫn rất rõ như sau: “ hình ảnh, dấu vết liên quan, trong quá trình giám định nếu in trực tiếp vào bản giám định pháp y thì không phải đóng dấu giáp lai, nếu dán ảnh rời thì phải đóng dấu giáp lai. Ở những tổn thương có điều kiện đặt thước đo thì phải có thước tỷ lệ đi kèm khi chụp ảnh”.
Trong khi trong phần giải thích ghi Kết luận giám định pháp y hướng dẫn rất rõ như sau: “ hình ảnh, dấu vết liên quan, trong quá trình giám định nếu in trực tiếp vào bản giám định pháp y thì không phải đóng dấu giáp lai, nếu dán ảnh rời thì phải đóng dấu giáp lai. Ở những tổn thương có điều kiện đặt thước đo thì phải có thước tỷ lệ đi kèm khi chụp ảnh”.
Việc không lập bản ảnh
không những là sai quy định, sai luật. Mà còn trực tiếp làm bất lợi cho bị cáo
Tuấn. Việc này có chấp nhận được không?
Đề nghị VKS tranh luận
làm rõ vấn đề này.
1.4. Áp dụng tỷ lệ tổn thương sai quy định:
Đặc biệt,
- Kết luận tỷ lệ tổn
thương cơ thể đã cho thấy Hội đồng giám định đã ÁP DỤNG KHÔNG ĐÚNG QUY ĐỊNH TẠI
BẢN TỶ LỆ TỔN THƯƠNG CƠ THỂ HIỆN HÀNH – là một vấn đề mang tính nguyên tắc, bắt
buộc và có ý nghĩa quyết định trong việc xác định tỷ lệ tổn thương/thương tật.
Chúng tôi xin trình bày ở
phần sau.
2. Bản kết luận giám định pháp y số 95 của
TT pháp y Sở Y tế Long An sai sót về hình thức, thủ tục và là tài liệu photo -
không có giá trị chứng cứ
2.1. Các giám định viên không ký tên đầy đủ:
- Hình thức và thủ tục Bản kết luận giám định pháp y phải tuân thủ quy định tại Thông tư 47/2013/TT-BYT – như chính Trung tâm pháp y Long An đã xác nhận trong công văn 05/… ngày 11/1/2016. Cụ thể: Tất cả các giám định viên phải ký và ghi rõ họ tên.
- Hình thức và thủ tục Bản kết luận giám định pháp y phải tuân thủ quy định tại Thông tư 47/2013/TT-BYT – như chính Trung tâm pháp y Long An đã xác nhận trong công văn 05/… ngày 11/1/2016. Cụ thể: Tất cả các giám định viên phải ký và ghi rõ họ tên.
- Tại Điều 73 BLTTHS về
“Kết luận giám định: quy định rõ như sau: “Nếu việc giám định do một nhóm người
giám định tiến hành thì tất cả các thành viên đều ký vào bản kết luận chung”.
Nhưng trong bản Kết luận
giám định 95 chỉ có 1 trong 2 giám định viên ký tên. Cụ thể: chỉ có giám định
viên Đoàn Thị Cao Nguyên ký. Trong khi giám định viên Phan Hồng Trường không
ký. Nhưng lại thể hiện ông Phan Hồng Trường lại ký vào phần “Thủ trưởng tổ chức
giám định pháp y”.
Điều này thể hiện:
i)
Việc
giám định viên Phan Hồng Trường không ký tên với tư cách là giám định viên sai
quy định, thiếu sót không thể khắc phục.
ii)
Giả
sử ông Phan Hồng Trường là người ký thay giám đốc Trung tâm giám định là theo ủy
quyền của thủ trưởng tổ chức - thì cũng phải có bằng chứng thể hiện việc này.
Bao gồm việc ông có được phân công là “giám định viên” hay không?
Mặt khác, nếu ông Phan Hồng
Trường là giám định viên – như thể hiện trong Bản kết luận giám định, thì không
thể lại ký ở phần Thủ trưởng tổ chức giám định. Vì sẽ thiếu khách quan, vừa đá
bóng vừa thổi còi.
Đề nghị KSV tranh luận về
vấn đề này.
2.2. Không thể sử dụng tài liệu photo làm
chứng cứ kết tội:
Pháp luật quy định đối với tài liệu đọc – bắt buộc phải là BẢN CHÍNH thì mới có giá trị chứng cứ.
Pháp luật quy định đối với tài liệu đọc – bắt buộc phải là BẢN CHÍNH thì mới có giá trị chứng cứ.
Theo biểu “Thống kê tài
liệu có trong hồ sơ vụ án” thì Bản Kết luận giám định được đánh bút lục 61-65,
không thể hiện là bản photocopy hay bản chính. Nhưng trên thực tế - khi các luật
sư nghiên cứu – thì là bản photo.
Và như vậy là KHÔNG CÓ
GIÁ TRỊ CHỨNG CỨ - theo quy định tại Điều 73 BLTTHS và Điều Điều 83 BLTTDS về
“xác định chứng cứ”: “Các tài liệu đọc được nội dung được coi là chứng cứ nếu
là bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hợp pháp hoặc do cơ quan, tổ
chức có thẩm quyền cung cấp, xác nhận”.
Lưu ý: Cơ quan có thẩm
quyền không về việc xác nhận tài liệu gốc không phải và không thể là CQĐT công
an Thạnh Hóa (vì thiếu khách quan). Hơn nữa tài liệu này đóng dấu “Mật” là có
hàm ý gì? Gây khó khăn, hạn chế quyền bào chữa công khai của luật sư.
3. Việc kết luận bị hại có tỷ lệ thương
tật mức 35% là quá cao và không phù hợp với quy định của pháp luật – tại Thông
tư 20/2014/TT-BYT của Bộ Y tế:
Việc đưa ra đánh giá, kết
luận về tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tích (tỷ lệ thương tật) bắt buộc phải
tuân thủ đúng quy định của pháp luật, căn cứ vào các văn bản pháp luật chuyên
ngành. Ở đây là 2 thông tư đã nêu trên và chính Trung tâm pháp ý cũng đã xác nhận
việc này.
Thế nhưng, thật nghiêm trọng
khi thấy rằng việc kết luận tỷ lệ thương tật của nạn nhân Nguyễn Văn Thủy ở mức
35% là:
- Hoàn toàn không phù hợp với các mô tả và diện tích các vết thương, vết sẹo - nêu trong chính Bản kết luận giám định pháp y số 95.
- Hoàn toàn không phù hợp với các mô tả và diện tích các vết thương, vết sẹo - nêu trong chính Bản kết luận giám định pháp y số 95.
- Hoàn toàn không phù hợp
với diện tích tổn thương phỏng hóa chất ghi nhận và mô tả trong Giấy chứng nhận
thương tích số 564 ngày 15/5/2015 của BV Chợ Rẫy.
- Có sự phù hợp một cách
khó hiểu – nhưng SAI – so với số liệu ghi trong Giấy chứng nhận thương tích số
07 ngày 24/4/2015 của TTYT Thạnh Hóa.
Theo đó, những nội dung
và tỷ lệ % ghi trên giấy này như sau: “bỏng độ 2-3, # 35%”. “Vùng mặt cổ 2%,
vùng cánh tay 9%, vùng lưng 18%, vùng 2 chi dưới 6%”. Nếu cộng lại thì bằng
đúng 35%. Nhưng các tỷ lệ này được ghi rõ là “chẩn đoán” – lại do Trung tâm Y tế
cấp huyện thực hiện, hoàn toàn không có chức năng kết luận tỷ lệ thương tật.
Thậm chí cứ giả sử con số
35% do TTYT đưa ra đúng là tỷ lệ thương tật, thì tổng diện tích vết thương, vết
sẹo phải chiếm tới khoảng 60% diện tích cơ thể. Điều này là hoàn toàn mâu thuẫn
với Chứng nhận thương tật của BV Chợ Rẫy chỉ là 10% diện tích cơ thể.
Hay nói khác đi: CÁC SỐ LIỆU VỀ TỶ LỆ % DIỆN
TÍCH VỀ THƯƠNG GIỮA 3 TÀI LIỆU TRÊN HOÀN TOÀN MÂU THUẪN NHAU VÀ KHÁC BIỆT RẤT LỚN
Đặc biệt, tỷ lệ thương tật 35% HOÀN TOÀN KHÔNG PHÙ HỢP với “bản tỷ lệ tổn thương cơ thể hiện hành” – quy định tại Thông tư 20/2014 Bộ Y tế - mà bắt buộc cơ quan giám định phải tuân thủ.
Đặc biệt, tỷ lệ thương tật 35% HOÀN TOÀN KHÔNG PHÙ HỢP với “bản tỷ lệ tổn thương cơ thể hiện hành” – quy định tại Thông tư 20/2014 Bộ Y tế - mà bắt buộc cơ quan giám định phải tuân thủ.
Cụ thể:
Tại bản “Kết luận giám định
pháp y về thương tích” số 95/ThT.15-PY, tại phần kết luận giám định đã mô tả dấu
hiệu tổn thương chính qua giám định như sau:
1. “Vùng mặt, má, cổ phải sẹo 8cmx2cm;
2. Sẹo vùng cánh tay, cẳng tay phải đau
rát, giới hạn cử động gấp khủy phải;
3. Ngực phải có 15 sẹo dài khoảng từ 1cm
đến 2cm, sẹo lồi, không rát;
4. 4. Sẹo lưng khoảng 7%, bong tróc da,
sẹo lồi, không rát;
5. Mu bàn chân trái có 1 sẹo dài 1cm, 1cm, lồi nhẹ”.
Để từ đó kết luận tỷ lệ thương tật là 35%. Có những mâu thuẫn và vi phạm như sau:
5. Mu bàn chân trái có 1 sẹo dài 1cm, 1cm, lồi nhẹ”.
Để từ đó kết luận tỷ lệ thương tật là 35%. Có những mâu thuẫn và vi phạm như sau:
5. - Trong 5 mục trên, có 1 mục ghi 7%
(sẹo lưng) và sẹo tay phải – dựa theo con số ở phần trên là 6%. Tổng cộng 13%.
(không có vùng “mặt, cổ”.)
- 3 khu vực vết thương
còn lại – chúng tôi tính ra có diện tích là 0,0047m2. Tương đương chưa tới 1%
diện tích bề mặt da cơ thể. (có vùng “mặt, cổ”).
Như vậy, tổng cộng diện
tích sẹo, vết thương tối đa khoảng 14% diện tích cơ thể. Và cứ giả sử rằng đây
là con số chính xác (dù thực chất có nhiều vô lý, mâu thuẩn – như phân tích ở
trên).
Thì theo: Thông tư
20/2014 – Chương 10 – tổn thương cơ thể do tổn thương bỏng:
- Điểm 1.1: “sẹo vết
thương phần mềm và sẹo bỏng không ảnh hưởng đến điều tiết: cứ mỗi 5% diện tích
cơ thể thì tỷ lệ tương tật là 3%”.
Như vậy, với diện tích sẹo
khoảng 13% - thì tỷ lệ thương tật chỉ KHOẢNG 8%.
Hay nói khác đi, chỉ khi
diện tích sẹo chiếm khoảng 60% diện tích cơ thể - thì tỷ lệ thương tật mới là
35% - như kết luận của TT pháp y Long An.
- Điểm 1.2: “sẹo vùng mặt,
cổ từ 1% đến 3% diện tích cơ thể thì tỷ lệ tương tật là từ 11% đến 15%”.
Qua mô tả tại Bản kết luận giám định, thì diện
tích vết sẹo vùng mặt, cổ của nạn nhận chưa tới 1%. Thì tỷ lệ thương tật TỐI ĐA
CHƯA TỚI 10%. (TT pháp y kết luận 6% - và chúng tôi đồng ý).
Thì tổng cộng cả 2 nhóm
trên, tỷ lệ thương tật – theo công thức cộng lùi (4,18%) - là khoảng 12,1%.
Lưu ý:
Lưu ý:
Ngoài ra, tại Thông tư
20/2014 còn quy định “nếu diện tích sẹo chiếm từ 20% diện tích cơ thể trở lên, ảnh
hưởng đến điều tiết thì được cộng 10% (cộng lùi”). Đây là vấn đề chuyên môn,
chuyên sâu và có dấu hiệu thể hiện qua thương tật của nạn nhân – nên chúng tôi
không muốn có ý kiến chủ quan.
Tuy nhiên, giả sử rằng thậm chí nạn nhân bị sẹo tới diện tích 20% như quy định này, thì dù có cộng thêm 10% nữa – theo kiểu không cộng lùi – thì tối đa cũng chỉ tới 18%. (8% + 10%).
Tuy nhiên, giả sử rằng thậm chí nạn nhân bị sẹo tới diện tích 20% như quy định này, thì dù có cộng thêm 10% nữa – theo kiểu không cộng lùi – thì tối đa cũng chỉ tới 18%. (8% + 10%).
Trong khi đó, rõ ràng diện
tích vết sẹo, vềt thương theo BV Chợ Rẫy là 10% và theo chính TT pháp y Long An
thì khoảng 14%.
Như vậy, chúng tôi có cơ
sở chắc chẳn để khẳng định rằng:
Kết luận tỷ lệ thương tật ở mức 35% là QUÁ CAO, và KHÔNG PHÙ HỢP với quy định của pháp luật.
Kết luận tỷ lệ thương tật ở mức 35% là QUÁ CAO, và KHÔNG PHÙ HỢP với quy định của pháp luật.
4. Những vấn đề/câu hỏi đặt ra và phải
được giám định viên giải thích, làm rõ:
Qua những điều trình bày
trên, chúng tôi cho rằng có quá nhiều mâu thuẫn trong bản Kết luận giám định của
Trung tâm giám định pháp y Sở Y tế Long An. Những thắc mắc tối thiểu đặt ra là:
1. Vì sao mức 35% không phù hợp với quy
định của pháp luật? Cụ thể tại: Thông tư 20/2014? (Chỉ khoảng 18% so với 35% -
chênh lệch quá lớn).
2. Vì sao Hội đồng giám định khi tiến
hành giám định không lập bản ảnh và ký tên đầy đủ - theo quy định tại Thông tư
47/2013?
3. Vì sao diện tích các vết thương ghi
nhận trên bản Kết luận giám định có sự mâu thuẫn, và chênh lệch lớn với Chứng
nhận thương tích của BV Chợ Rẫy? Trong khi đây là tài liệu nghiên cứu bắt buộc?
4. Vì sao có sự mô tả mâu thuẫn về diện
tích và vị trí vết sẹo ở chân trái?
5. Vì sao nhóm sẹo vùng cổ, mặt và nhóm
sẹo ở cánh tay - không đo diện tích - mà lại đưa ra được tỷ lệ tổn thương – là
dựa trên căn cứ và quy định nào?
Một khi những vấn đề nêu trên
không/chưa được giám định viện giải thích, trả lời làm rõ – và cũng KHÔNG AI CÓ
THỂ VÀ CÓ QUYỀN TRẢ LỜI, GIẢI THÍCH THAY - thì việc Tòa sơ thẩm căn cứ vào để kết
án là không thể chấp nhận được. Vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng hình sự.
Đề nghị VKS tranh luận làm rõ tất cả
các vấn đề trên.
Kính thưa HĐXX,
Qua những nội dung trình bày trên,
chúng tôi cho rằng Bản kết luận giám định pháp y mà các cơ quan tiến hành tố tụng
đã sử dụng để truy cứu trách nhiệm hình sự và kết án đối với Nguyễn Mai Trung
Tuấn là tài liệu không đáng tin cậy, không có giá trị chứng cứ.
Xét về mặt tố tụng, đây là “trường hợp
nội dung kết luận giám định chưa rõ, chưa đầy đủ” – theo quy định tại điều 159
BLTTHS.
Việc cần phải trưng cầu giám định lại
tỷ lệ thương tật đối với nạn nhân là điều cần thiết và không thể bỏ qua. Để bảo
đảm việc xét xử được khách quan, đúng pháp luật, tránh gây oan, sai.
Rất nhiều sai sót và vi phạm - không thể khắc phục trong giai đoạn phúc thẩm.
Rất nhiều sai sót và vi phạm - không thể khắc phục trong giai đoạn phúc thẩm.
Căn cứ quy định tại:
- Điều 158 BLTTHS, về việc luật sư
bào chữa có quyền yêu cầu giám định lại.
- Điều 159 BLTTHS về việc giám định lại
- “trường hợp nội dung kết luận giám định chưa rõ, chưa đầy đủ”.
- Điều 248 BLTTHS về “Bản án phúc thẩm và thẩm quyền của Toà án cấp phúc thẩm”.
- Điều 248 BLTTHS về “Bản án phúc thẩm và thẩm quyền của Toà án cấp phúc thẩm”.
Với trách nhiệm và quyền hạn là luật
sư bào chữa cho bị cáo, tôi đề nghị HĐXX:
- Hủy án sơ thẩm, chuyển hồ sơ vụ án
để điều tra và xét xử lại. Cụ thể: trưng cầu giám định lại tại Tổ chức giám định
pháp y cấp cao hơn và có uy tín hơn. Như: Trung tâm giám định hình sự Bộ Công
An – về tỷ lệ thương tật đối với nạn nhân.
- Về biện pháp ngăn chặn: cho bị cáo
Tuấn được tại ngoại vì việc tạm giam là hoàn toàn không cần thiết, thiếu nhân đạo.
Đặc biệt khi có dấu hiệu kết án oan.
- Tôi có niềm tin chắc chắn rằng: Nếu
yêu cầu giám định lại được tôn trọng và giải quyết theo đúng quy định tại
BLTTHS - Nguyễn Mai Trung Tuấn vô tội.
- Tôi cũng đề nghị HĐXX cho các luật
sư thực hiện quyền xem và ký vào Biên bản phiên tòa phúc thẩm này.
Kính mong được xem xét và chấp thuận.
Luật sư
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét