Chủ Nhật, 28 tháng 2, 2016

KEITH WILLIAM NOLAN – HUẾ, TRẬN ĐÁNH MẬU THÂN 1968 - CHƯƠNG VII VÀ CHƯƠNG - VIII: THÀNH NỘI - VỌNG LÂU TRÊN CỬA THÀNH.


CHƯƠNG 7: THÀNH NỘI. PHẦN MỘT: VỌNG LÂU TRÊN CỬA THÀNH.
Thật là một điều không hợp lý chút nào sau khi rút những người lính TQLC trang bị hiện đại ra khỏi những đám ruộng nước lầy lội thì lại đẩy họ vào chiến đấu ở một khu thành lũy xây từ thế kỷ 18 (thật ra là xây vào đầu thế kỷ 19, đời vua Gia Long -1802-1820 ngd), nhiều hồ ao chung quanh với tất cả những gì khó khăn.

Thứ Bảy, 27 tháng 2, 2016

KEITH WILLIAM NOLAN – HUẾ, TRẬN ĐÁNH MẬU THÂN 1968 - CHƯƠNG IV - V - VI


CHƯƠNG 4: ĐÁNH CHIẾM TỪNG NHÀ
Từ Trường Janne D’ Arc tới Nhà Thờ.
Trong cuộc chiến tranh xử dụng mìn bẫy, TQLC nếu có ai bị thương nhẹ cũng hy vọng được nghỉ đôi ba ngày tại trạm nghỉ trước khi trở lại chiến trường. Tuy nhiên, trong cuộc chiến trên đường phố Huế, bác sĩ và y tá tại trạm xá MAC.V đã phải khó khăn khi khuyên thương binh khoan trở lại chiến trường. Mấy anh lính trẻ khi bị thương về trại nghỉ một lúc rồi quay trở lại trạm xá, nói với y tá bây giờ họ đã khỏe, để được ra đơn vị trở lại. Trung úy Ray Smith, đại đội trưởng Alpha 1/1 thế cho Batcheller, sau khi cuộc chiến chấm dứt vài tuần lễ, viết thư cho đại úy cũ của anh ta như sau: “Nếu ai ở với TQLC tại Huế trong những ngày đó, không thể không thương họ. Vài người lính của tôi bị thương nơi chân và tay, đi cà nhắc vòng quanh để tìm tôi xin được ở lại, không phải tải thương. Họ chiến đấu thật dũng cảm, rất hòa thuận với nhau, và không khi nào tôi nghe một lời than phiền. Đó là tinh thần TQLC trong trận đánh Huế.”

Thứ Tư, 24 tháng 2, 2016

BỘ NGOẠI GIAO TRẢ LỜI VỤ BẢO TRỢ THƯƠNG PHẾ BINH VNCH SANG MỸ


GARDEN GROVE, California Thứ Ba, Ngày 23 Tháng 02 Năm 2016 - Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ vừa gởi thư trả lời Dân Biểu Alan Lowenthal về chuyện yêu cầu tái mở Chương Trình Ra Ði Trong Trật Tự (ODP) để thương phế binh VNCH có thể nộp đơn xin định cư tị nạn tại Hoa Kỳ.

Thứ Hai, 22 tháng 2, 2016

KEITH WILLIAM NOLAN – HUẾ, TRẬN ĐÁNH MẬU THÂN 1968 - CHƯƠNG I - PHẦN I



Keith William Nolan - Hoàng Long Hải (dịch)
(Bút ký về trận đánh kéo dài 26 ngày tết Mậu Thân năm 1968 ở Huế)
Vài lời của người dịch:
Có hai lý do chính thúc đẩy tôi dịch tác phẩm nầy. Thứ nhất là vì chúng ta biết ít về việc người Mỹ đã chiến đấu ở Việt Nam như thế nào. Tôi là nạn nhân trận đánh Tết Mậu Thân ở Huế, tuy có theo dõi và quan sát tình hình xảy ra tại chỗ và qua báo chí, đài phát thanh, cũng như trong thời gian phục vụ trong quân đội Việt Nam Cộng Hòa, làm phóng sự phát thanh, phục vụ trong ngành Cảnh Sát Quốc Gia, tại những vùng quê xa xôi hẻo lánh; tôi cũng không rõ lắm về những người lính Mỹ đã chiến đấu, chịu nguy hiểm, thương vong như thế nào.
Có lẽ điều đó không riêng gì tôi mà thôi. Do đó, tôi dịch cuốn sách nầy để người Việt chúng ta thấy người lính Mỹ đã chiến đấu và hy sinh ra sao, đã giải phóng những vùng ở Huế bị Việt Cộng chiếm đóng và giết chóc đồng bào như thế nào.

KEITH WILLIAM NOLAN – HUẾ, TRẬN ĐÁNH MẬU THÂN 1968 CHƯƠNG 2: NGÀY THỨ HAI TẠI CỐ ĐÔ (1 THÁNG 2 NĂM 1968)


Vào ngày thứ nhì của trận đánh, thứ Năm, ngày 1 tháng 2 năm 1968, Bộ Chỉ Huy LLĐN X-Ray, cách Huế 8 dặm, bên QL1, trong không khí phức tạp vừa lạc quan, vừa hoài nghi và tin tức sai lạc. Cọng thêm vào đó là vấn đề cố hữu của các chỉ huy trưởng ở Việt Nam – do áp lực từ Hoa Thạnh Đốn, muốn nói những gì họ muốn nghe mà thôi. – Người ta có thể hiểu tại sao Tướng LaHue, khi được phái viên UPI phỏng vấn nói là vào ngày thứ hai của cuộc chiến: “Hoàn toàn chắc chắn là chúng tôi kiểm soát phía nam thành phố. Chúng tôi nghĩ là họ (CSBV) không thể nào chịu đựng nỗi. Tôi biết họ không thể chống đỡ được. Tôi không nghĩ là họ có đủ tiếp tế, và khi xử dụng hết những thứ họ đem lẻn vào được thì họ không còn gì nữa cả.”

TRẬN ẤP BẮC: THỰC TẾ VÀ HUYỀN THOẠI

Chuẩn-Tướng Lý Tòng Bá
Nguyên Chỉ-huy-trưởng Thiết-giáp
Tư-lệnh Sư-đoàn 23 và Sư-đoàn 25BB
By Chuẩn Tướng Lý Tòng Bá - Edit by Hải Triều
Nhân mùa 30/4 năm nay, sau khi nói chuyện qua phone, cựu Tướng Lý Tòng Bá đã gửi tới tòa soạn một bài ký viết tay, trong đó, Tướng Bá đã viết lại tỉ mỉ những sự thực về trận Áp Bắc, những sự thực mà một số sách báo ngoại quốc và CS đã xuyên tạc hay bóp méo sự kiện.

Thứ Tư, 17 tháng 2, 2016

BIÊN KHẢO: TỪ CHIẾN TRƯỜNG KHE SANH ĐẾN CHIẾN DỊCH MẬU THÂN 1986


1-   Tình hình tổng quát: 
Vào cuối năm 1967, các mặt trận khắp 4 Vùng Chiến Thuật tại Nam Việt Nam bùng nổ những trận đánh dữ dội, chứng tỏ mức độ “leo thang” cuả chính sách quân sự cuả Hoa Kỳ tại miền đất nước xa xôi này đã lên đến tột đỉnh. Tuy nhiên, tình hình quân sự tại đây không có gì sáng suả, tốt đẹp như sự mong muốn cuả Ngũ Giác Đài, Quốc Hội, cuả Chính Phủ cũng như nhiều Tướng Lãnh Hoa Kỳ, đã từng hưá hẹn, cam kết với nhân dân, Quốc Hội và dư luận truyền thông Hoa Kỳ khi quân đội tác chiến được ào ạt và liên tục đổ vào Việt Nam.

Thứ Hai, 15 tháng 2, 2016

BÍNH THÂN NÓI CHUYỆN MẬU THÂN Ở SÀI GÒN: TRẬN ĐÁNH CỦA VIỆT CỘNG VÀO TÒA ĐẠI SỨ MỸ, MẬU THÂN 1968

Đinh Từ Thức - Từ bốn mươi tám năm qua, cứ mỗi dịp Tết, lại có nhiều bài viết về vụ Mậu Thân. Nhưng phần lớn, những bài này đều nói về chuyện xẩy ra ở Huế. Có lẽ vì đó là trận địa đẫm máu nhất, tàn ác nhất. Trong khi ấy, mặt trận tại Thủ Đô Sài Gòn, nơi có hai địa điểm tiêu biểu cho chính quyền VNCH là Phủ Tổng Thống, và tiêu biểu cho Hoa Kỳ là Đại Sứ Quán Mỹ đều bị Việt Cộng tấn công, đã ít được nói tới. Đến nỗi, có nhiều người sống tại Sài Gòn thời đó, cũng không biết rõ cuộc chiến đã thực sự diễn ra như thế nào, hoặc chỉ biết với những chi tiết lờ mờ, hay sai lầm.

Thứ Hai, 8 tháng 2, 2016

NÉN HƯƠNG TƯỞNG NIỆM NHỮNG NẠN NHÂN TẾT MẬU THÂN HUẾ

Ngô Dân Chủ -Từ hàng ngàn năm nay trong văn hoá người Việt, Tết Nguyên Đán là những ngày thiêng liêng nhất của dân tộc. Đó cũng là những ngày vui nhất trong năm. Nên dù làm bất cứ nghề gì, ở bất cứ nơi đâu, những ai tất tả ngược xuôi làm ăn mua bán đều mong được trở về sum họp dưới mái ấm gia đình trong 3 ngày Tết. Trong một ý nghĩa thiêng liêng nào đó, Tết còn là dịp đoàn tụ với cả những người thân đã mất. Tết cũng là cơ hội để người ta quên đi hận thù, giận hờn năm cũ, hàn gắn những bất hoà. Đó là triết lý về lòng rộng lượng, tính bao dung vào ngày đầu xuân năm mới của người Việt từ bao đời nay. Nói tóm lại, Tết Nguyên Đán là lễ hội lớn nhất trong các lễ hội truyền thống của Việt Nam mà ai đi xa cũng nhớ và phải trở về.